| Hotline: 0983.970.780

Tăng tỷ lệ phân bón để cà cà phê chắc hạt đợt bón cuối mùa mưa

Thứ Sáu 15/09/2023 , 08:18 (GMT+7)

Giá cà phê đang cao và bước vào đợt bón thứ 3 của cuối mùa mưa, do đó nhà vườn cần đầu tư để cà phê chắc hạt, tăng năng suất, chất lượng...

Người trồng cà phê đang bón đợt thứ 3 của mùa mưa, do đó nhà vườn cần đầu tư để tăng tỉ lệ vào cho chắc hạt cà phê, tăng năng suất, chất lượng.

Người trồng cà phê đang bón đợt thứ 3 của mùa mưa, do đó nhà vườn cần đầu tư để tăng tỉ lệ vào cho chắc hạt cà phê, tăng năng suất, chất lượng.

Tại Tây Nguyên, giá cà phê hiện dao động quanh mức 65.000 đồng/kg. Trước đó, nhiều thời điểm, cà phê liên tục đạt mức trên 70.000 đồng/kg. Theo dự đoán giá cà phê nội địa tại Việt Nam, cũng như giá cà phê Robusta trên thế giới trong nửa cuối năm 2023 vẫn còn dư địa rất lớn để tăng trưởng.

Lí do là bởi những dự báo nguồn cung cà phê của các quốc gia cung ứng cà phê lớn trên thế giới gồm Việt Nam, Brazil và Indonesia khả năng cao sẽ sụt giảm mạnh ở niên vụ 2023-2024.

Với nông dân trồng cà phê, đây thực sự là tín hiệu đáng mừng, nhất là ở thời điểm, các vườn cà phê đều bước vào đợt bón thứ 3, đợt bón cuối cùng của mùa mưa. Nhà vườn có thể kịp thời tận dụng thời cơ, đầu tư để tăng tỉ lệ vào cho chắc hạt cà phê, từ đó tăng năng suất và chất lượng cà phê ở cuối vụ.

Theo các nhà khoa học, sự bất lợi mà bà con nhà vườn Tây Nguyên thường gặp phải trong quá trình canh tác cà phê gây hậu quả kéo dài đến tận ngày nay chủ yếu là do áp dụng quy trình chăm bón sai cách cho cây cà phê trong một thời gian dài.

Trong đó, có những yếu tố về việc lạm dụng hóa chất, phân đơn đã khiến đất trồng suy thoái nhanh. Đồng thời, việc đầu tư theo thời giá, khiến vườn cà phê phát triển không ổn định đã ảnh hưởng làm vườn cây dễ suy thoái, giảm năng suất.

Vì vậy, với cà phê kinh doanh, bà con nên bón theo quy trình khuyến cáo từ lúc sau khi thu hoạch của mùa khô của vụ trước đến khi cà phê cho trái vào mùa mưa. Như vậy, sẽ đảm bảo cả về năng suất và chất lượng hạt cho cả vụ. Nhất là, ở giai đoạn giữa và cuối mùa mưa, lúc này cây cà phê đang ở giai đoạn nuôi trái.

Thời điểm này, cây cần kali cao để trái cà phê lớn nhanh về kích thước và cả thể tích, trọng lượng nhân, chỉ cần nhà vườn bón mất cân đối, không đảm bảo đủ hàm lượng kali mà cây cần sẽ kéo theo các hệ lụy về kích thước trái nhỏ, hạt kém, năng suất không đảm bảo, trái không chín đều và các cành dự trữ cũng không phát triển, ảnh hưởng năng suất vụ sau.

Giá cà phê tăng cao, nhà nông cần đầu tư mạnh hơn, tăng lượng phân bón cho vườn cây để tăng năng suất, chất lượng.

Giá cà phê tăng cao, nhà nông cần đầu tư mạnh hơn, tăng lượng phân bón cho vườn cây để tăng năng suất, chất lượng.

Các nhà khoa học khuyến cáo, để giúp cà phê chắc hạt và chín đều thì yếu tố kali và trung vi lượng đóng vai trò quan trọng, tỉ lệ kali lúc này nên cân bằng hoặc cao hơn đạm. Đặc biệt, ở đợt bón cuối của mùa mưa, tỉ lệ kali cần cân chỉnh phù hợp, tốt nhất là tỉ lệ kali nên cao hơn đạm 3 đơn vị sẽ cho kết quả vào chắc tốt, nhân to, mẫy, hương vị cà phê thơm ngon.

Thực tế, hiện nay, với giá cà phê tăng cao, nhà vườn đã đầu tư hơn, tăng lượng phân bón cho vườn cây. Tuy nhiên, phần lớn nông dân chỉ tăng lượng trong một lần bón, tức là thay vì bón 500g-600g/gốc/lần bón thì nay lượng bón này được tăng lên 700g-800g/gốc/lần bón. Cách làm này, theo các nhà khoa học là chưa tối ưu nhất.

Theo đó, nhà vườn cần chia nhỏ lượng bón và số lần bón ra, nên bón làm 2 lần ở đợt bón cuối mùa mưa. Cụ thể, thay vì chỉ bón 3 lần cho cả mùa mưa là đầu mùa mưa, giữa mùa mưa, và cuối mùa mưa, thì nên bón làm 4 lần.

Việc tăng tổng lượng phân trong mùa mưa lên, kết hợp tăng số lần bón ở đợt bón cuối mùa mưa, với lượng bón chỉ từ 500g-600g/gốc/lần bón sẽ giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, từ đó, tăng tỉ lệ vào chắc, giúp đạt năng suất và chất lượng cao hơn.

Nhà vườn có thể áp dụng cách bón cho vườn cà phê đạt từ 5-6 tấn nhân như sau: Vào cuối mùa mưa, bón Đầu Trâu Chắc hạt 16-6-19+TE hoặc Đầu Trâu mùa mưa, với lượng bón từ 500-600kg/ha/lần bón, chia làm 2 lần bón.

Xem thêm
Bệnh virus hại tiêu và cách phòng trị

Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu làm giảm năng suất, chất lượng thậm chí khiến tiêu bị chết hàng loạt rất nguy hiểm...

Áp dụng khẩu phần đạm thô thấp mang hiệu quả kép cho chăn nuôi lợn

Giảm tỷ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn đem lại tác động đa lợi ích, vùa hướng tới giảm phát thải khí nhà kính vựa hạ giá thành chăn nuôi.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?