| Hotline: 0983.970.780

Thực trạng và giải pháp cho việc cấp và sử dụng mã số vùng trồng

Thứ Sáu 11/08/2023 , 08:45 (GMT+7)

Mã số vùng trồng, thách thức cũng là cơ hội cho nông sản Việt có thị trường xuất khẩu ổn định, giá tốt, hiệu quả cao cho người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu.

Ghi nhật ký canh tác nhằm phục vụ cho công tác giám sát, duy trì mã số cũng như truy xuất nguồn gốc nông sản.

Ghi nhật ký canh tác nhằm phục vụ cho công tác giám sát, duy trì mã số cũng như truy xuất nguồn gốc nông sản.

Đến tháng 7/2023, cả nước có 6.883 mã số vùng trồng được cấp tại 54/63 tỉnh, thành phố và 1.588 mã số cơ sở đóng gói được cấp tại 33 tỉnh, thành phố.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta, tính đến nay, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã phê duyệt 2.960 mã số vùng trồng và 1.490 mã số cơ sở đóng gói trái cây. Trong đó, đã phê duyệt cho 422 mã số vùng trồng và 153 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc.

Hiện, các địa phương mới chỉ quan tâm đến công tác thiết lập và cấp mã số ban đầu do đó công tác giám sát các vùng trồng và cơ sở đóng gói duy trì các điều kiện, yêu cầu của nước nhập khẩu sau khi được cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói còn bị bỏ ngỏ.

Trong khi đó, nhiều nước nhập khẩu đã tăng cường tần suất giám sát mã vùng trồng, cơ sở đóng gói, như Trung Quốc, việc kiểm tra đánh giá việc tuân thủ quy định của các vùng trồng, cơ sở đóng gói diễn ra định kỳ hàng tuần.

Do đó, để bảo vệ và duy trì mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, ngoài việc giám sát của cơ quan quản lý, chính các doanh nghiệp và nông dân phải xem mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói như một loại tài sản và có ý thức tự bảo vệ, nếu phát hiện ra các hành vi sai phạm phải có động thái thông báo cho các cơ quan chức năng biết để bảo vệ mã số của mình.

Từ tháng 4/2023, Bộ NN-PTNT đã phân giao nhiệm vụ này cho các địa phương thực hiện tiếp nhận, kiểm tra, cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu. Điều này đã giúp giảm bớt thủ tục hành chính và áp lực cấp mã cho các địa phương đồng thời giúp quá trình kiểm tra, giám sát và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Đối với công tác giám sát mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu ngoài việc vùng trồng, cơ sở đóng gói chịu sự giám sát định kỳ của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương còn chịu sự giám sát của Cục Bảo vệ thực vật và cơ quan kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.

Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp quản lý, phòng chống sinh vật gây hại tại vùng trồng và biện pháp loại bỏ sinh vật gây hại tại cơ sở đóng gói chưa hiệu quả như hiện nay đang là nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp và nông dân chưa được cấp mã vùng xuất khẩu.

Để khắc phục những hạn chế này, cần thiết phải:

Đa dạng hóa hình phức và phương thức tập huấn, tuyên truyền cho bà con nông dân và cán bộ kỹ tuật của các địa phương nhằm giúp nâng cao nhận thức, kiến thức về quy định của nước nhập khẩu liên quan đến mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu.

Có biện pháp triển khai, hướng dẫn thiết lập hồ sơ đăng ký và thiết lập các điều kiện của vùng trồng, cơ sở đóng gói đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu một cách hiệu quả.

Tăng cường tổ chức liên kết sản xuất cho nông dân tại các vùng trồng được cấp mã số xuất khẩu; chủ động làm tốt công tác vệ sinh vườn trồng, hồ sơ, tài liệu ghi chép toàn bộ quá trình tác động vào vườn trồng, theo dõi việc phát hiện và xử lý các loài sinh vật gây hại tại vườn, sử dụng thuốc BVTV, phân bón.

Xây dựng nhà kho chứa thuốc, phân bón đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường. Bố trí các khu vực thu gom (thùng chứa, bể chứa) vỏ bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng và phải có nắp đậy theo đúng quy định…

Làm tốt công tác cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sẽ giúp nông sản có thị trường xuất khẩu ổn định, giá tốt, đem lại hiệu quả cao cho người trồng, các doanh nghiệp xuất khẩu, góp phần đưa ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và trách nhiệm.

Cài đặt App 'Canh tác thông minh' trên điện thoại Android và Iphone.

Cài đặt App "Canh tác thông minh" trên điện thoại Android và Iphone.

Hiện nay, Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền đã xây dựng app "Canh tác thông minh" trên nền tảng điện thoại thông minh (android và IOS) cho nông dân với các tính năng:

- Ghi nhật ký canh tác để truy xuất nguồn gốc nông sản. (Điều kiện cần cho việc cấp Mã số vùng trồng).

- Tham khảo các quy trình canh tác nông nghiệp tiên tiến và thông minh.

- Cập nhật các tin tức nông nghiệp, thời vụ, giá cả nông sản và phân bón.

- Yêu cầu tư vấn, hỗ trợ và nhận được sự tư vấn - hỗ trợ từ các chuyên gia đầu ngành nông nghiệp.

- Tham khảo cách sử dụng phân bón Đầu Trâu tiết kiệm và hiệu quả.

- Kiểm tra và truy xuất nguồn gốc sản phẩm phân bón Đầu Trâu.

- Tìm kiếm các đại lý phân bón Đầu Trâu và lộ trình đến đại lý gần nơi mình sinh sống nhất.

Xem thêm
Sâu hại chính trên dưa hấu và cách phòng trị

Dưa hấu là loại cây trồng cho thu hoạch quanh năm và có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên hay bị các loại sâu hại làm giảm năng suất, chất lượng và mẫu mã...

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?