| Hotline: 0983.970.780

Tánh Linh nâng tiêu chí đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới

Thứ Tư 17/05/2023 , 14:59 (GMT+7)

BÌNH THUẬN Không chỉ thực hiện tốt về kiên cố hóa kênh mương, huyện Tánh Linh cũng tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tự nguyện hiến đất, góp sức làm đường nông thôn.

Chuyển mình từ cơ sở

Những năm qua, trên địa bàn huyện Tánh Linh (Bình Thuận) nhờ đầu tư hệ thống các trạm bơm dọc theo sông La Ngà và từng bước hoàn chỉnh các tuyến kênh nên phần lớn diện tích canh tác đều được đảm bảo nguồn nước tưới.

Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Tánh Linh được quan tâm đầu tư, xây dựng. Ảnh: TL.

Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Tánh Linh được quan tâm đầu tư, xây dựng. Ảnh: TL.

Theo đó, huyện Tánh Linh hiên có 7 đập dâng và 9 trạm bơm nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trong đó, 2 trạm bơm Gia An và La Ngâu phát huy tốt hiệu quả, vượt năng lực thiết kế. Hệ thống thủy lợi được nhà nước đầu tư chủ yếu là các công trình đầu mối, kênh chính, kênh cấp I để tạo nguồn tưới, còn lại kênh mương cấp II, cấp III, kênh mương nội đồng do địa phương đầu tư xây dựng.

Toàn huyện đã kiên cố hóa kênh mương nội đồng, tập trung tại các xã Nghị Đức, Bắc Ruộng, Đồng Kho, Đức Phú, Huy Khiêm, Đức Bình. Bên cạnh đó, các ngành chức năng phối hợp với chính quyền địa phương nâng cao hiệu quả khai thác tốt các công trình thủy lợi, đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu bơm tưới nước cho các loại cây trồng và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Không chỉ thực hiện tốt về kiên cố hóa kênh mương nội đồng, các địa phương ở huyện Tánh Linh cũng tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tự nguyện hiến đất, góp sức làm đường nông thôn.

Đơn cử như tại xã Đức Bình, người dân góp sức người, sức của, hiến đất cùng với sự hỗ trợ của nhà nước đã xây dựng mới nhiều km đường bê bông nông thôn và bê tông nội đồng.

Bà Nguyễn Tuyết Ngọc, Bí thư Đảng ủy xã Đức Bình cho biết, có được thành quả này là nhờ sự đồng lòng của người dân và của cả hệ thống chính trị địa phương. “Xây dựng hạ tầng nông thôn rất được địa phương quan tâm. Xã còn huy động nguồn lực trong nhân dân, các nguồn đầu tư từ bên ngoài để xây các công trình phúc lợi như nhà ở, nhà văn hóa…”, bà Nguyễn Tuyết Ngọc chia sẻ.

Tánh Linh hiện có 8/12 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Ngoài ra, huyện này đã trình hồ sơ đề nghị xét, công nhận xã Suối Kiết đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.

Hướng đến phát triển toàn diện và bền vững

Thời gian tới, huyện Tánh Linh sẽ tập trung thu hút các nguồn lực để thúc đẩy hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, chương trình trọng tâm và khâu đột phá; chú trọng phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác xã, tổ hợp tác. Đồng thời, đẩy mạnh công tác quản lý thu, nuôi dưỡng, khai thác và tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước; phát triển các dự án khu dân cư để khai thác, huy động nguồn lực tài chính từ đất đai.

Sản phẩm gạo đạt chứng nhận OCOP của huyện Tánh Linh. Ảnh: TL.

Sản phẩm gạo đạt chứng nhận OCOP của huyện Tánh Linh. Ảnh: TL.

Tiếp tục rà soát, cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế. Trong đó, tập trung ưu tiên hỗ trợ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong linh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; chỉ đạo các địa phương chủ động ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ thực hiện các nội dung của chương trình theo hương nâng cao chất lượng, đi vào chiều sâu và bền vững.

Bên cạnh đó, huyện Tánh Linh tập trung chỉ đạo và bố trí đủ nguồn lực để thực hiện, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của Chương trình giai đoạn 2021 – 2025. Chú trọng phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, đảm bảo kết nối nông thôn – đô thị.

Phát triển kinh tế nông thôn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn, phát triển các sản phẩm đặc sản, có lợi thế của địa phương theo chương trình OCOP; bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp - an toàn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn.

Ông Giáp Hà Bắc, Chủ tịch UBND huyện Tánh Linh, cho biết, sau 10 năm xây dựng nông thôn mới, với sự chỉ đạo quyết liệt, sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của người dân, chương trình đã trở thành một phong trào sôi nổi, rộng khắp và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện.  

Bộ mặt nông thôn ở Tánh Linh đã có bước khởi sắc rõ rệt, hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã phát huy hiệu quả, kinh tế nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của người dân nông thôn.

Ông Ngô Thanh Huy, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh Bình Thuận, cho biết, Tánh Linh là huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện đã có nhiều cố gắng phát huy nội lực để phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh. Trong giai đoạn 2021-2025, huyện Tánh Linh được tỉnh giao đạt huyện nông thôn mới. Để đạt được mục tiêu đó, huyện cần tiếp tục quán triệt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về xây dựng nông thôn mới. Đồng thời tập trung cao sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành toàn diện của cả hệ thống chính trị đối với chương trình xây dựng nông thôn mới; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, thường xuyên, lâu dài, không có điểm kết thúc; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát trong quá trình thực hiện…

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Cao Bằng xóa gần 7.000 nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2024, tỉnh Cao Bằng đã xóa được gần 7.000 nhà tạm, nhà dột nát, kinh tế của địa phương có bước tăng trưởng quan trọng. 

Mắm Lê Gia đạt OCOP 5 sao: Thành công là hành trình, không phải điểm đến

Sản phẩm nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40N của Công ty TNHH Thực phẩm & TMDV Lê Gia vừa được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao.