| Hotline: 0983.970.780

Tập đoàn PAN và chiến lược kinh doanh 'thế chân vạc' trong đại dịch

Thứ Hai 17/08/2020 , 06:35 (GMT+7)

Nhờ chiến lược đầu tư thông minh, cân bằng ở cả ba trụ cột sản xuất, chế biến và kênh phân phối, Tập đoàn PAN luôn đứng vững ở bất kỳ hoàn cảnh khó khăn.

Tập đoàn PAN phối hợp với hàng ngàn nông dân để xây dựng chuỗi SHIN Cà Phê. Ảnh: The PAN Group.

Tập đoàn PAN phối hợp với hàng ngàn nông dân để xây dựng chuỗi SHIN Cà Phê. Ảnh: The PAN Group.

147.000 điểm bán hàng trong nước của Tập đoàn PAN

Đại dịch Covid-19 bùng phát làm đứt gẫy chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự dịch chuyển dòng đầu tư thương mại bộc lộ ra những lỗ hổng, ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp. Thời gian qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã chứng kiến cú chao đảo mạnh mẽ.

Tuy nhiên, với kế hoạch đầu tư thông minh, hoạt động The PAN Group vẫn đứng vững. “Chiến lược kinh doanh của chúng tôi là không phụ thuộc vào 1 sản phẩm, 1 khách hàng, hay 1 thị trường. Vì thế, chúng tôi giảm được tối đa tác động tiêu cực khi thị trường biến động mạnh”, đại diện Tập đoàn PAN chia sẻ.

Bằng chứng là khi dịch bệnh ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới khiến khả năng tiêu thụ tại nhiều thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, các công ty của PAN ngay lập tức chuyển hướng tập trung vào các kênh tiêu thụ hàng thiết yếu như kênh siêu thị, cửa hàng tiện lợi thay thế cho những kênh chịu tác động lớn như nhà hàng, du lịch.

Mặt khác, phần lớn sản phẩm do Tập đoàn PAN cung cấp đều là các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu như gạo, hạt điều, thủy sản, thực phẩm… do đó nhu cầu tiêu thụ sản phẩm vẫn luôn được duy trì ổn định.

Với Tập đoàn PAN, toàn bộ cơ sở sản xuất và thị trường phân phối được phân bổ rộng khắp trên phạm vi cả nước với 147.000 điểm bán hàng trải dài từ Bắc đến Nam, do đó chuỗi cung ứng sản phẩm gần như không bị gián đoạn.

Mặt khác, năng lực sản xuất nông nghiệp cũng không bị ảnh hưởng bởi mô hình hoạt động của PAN là liên kết và đồng hành cùng người nông dân để họ triển khai sản xuất trên chính mảnh đất của mình với các tiêu chuẩn kĩ thuật và hỗ trợ từ doanh nghiệp.

Dây chuyền chế biến hạt điều của Lafooco - Công ty thành viên của Tập đoàn PAN.

Dây chuyền chế biến hạt điều của Lafooco - Công ty thành viên của Tập đoàn PAN.

Trong quý II vừa qua, doanh thu thuần từ mảng giống của Tập đoàn tăng 6% kết hợp các biện pháp tiết giảm chi phí đã giúp lợi nhuận sau thuế tăng gần 24% so với cùng kỳ. Các sản phẩm gạo đóng túi của Tập đoàn trong quý 2 cũng tiêu thụ tốt, được người tiêu dùng đón nhận rộng rãi.

Phát triển chuỗi sản phẩm, xây dưng thương hiệu mạnh

PAN đánh giá, thị trường nội địa với gần 100 triệu dân vốn là thị trường vô cùng quan trọng đối với bất kể doanh nghiệp nào. Trong bối cảnh xuất khẩu đang gặp nhiều trở ngại, thị trường nội địa tiếp tục trở thành nền tảng quan trọng hỗ trợ cho sự phục hồi và phát triển kinh tế.

Tại tập đoàn PAN, cơ cấu doanh thu từ nội địa và xuất khẩu luôn được duy trì ở thế cân bằng, không hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường nào. Trong năm 2019, doanh thu thuần hợp nhất của Tập đoàn đạt hơn 7.800 tỉ đồng.

Trong khi doanh thu xuất khẩu giảm 10,1% thì doanh thu từ nội địa lại tăng mạnh (14,5%) do hoạt động bán hàng trong nước tiếp tục được tập trung phát triển.

Đại diện PAN Group chia sẻ, bối cảnh nền kinh tế hiện nay buộc Tập đoàn phải đa dạng hóa hình thức bán hàng. Có thể kể đến mảng hạt điều với thương hiệu Lafooco. Hướng tới mô hình phát triển bền vững, Lafooco đã thực hiện cuộc chuyển mình táo bạo từ kinh doanh điều thô sang tập trung vào sản phẩm giá trị gia tăng có hàm lượng chế biến sâu và các sản phẩm hữu cơ.

Ngoài ra, trong bối cảnh mới, thay vì chỉ tập trung vào các thị trường xuất khẩu truyền thống, công ty chú trọng phát triển thị trường nội địa và mở rộng hoạt động bán hàng trên các kênh thương mại điện tử.

Trong quý 2/2020, nhờ thúc đẩy tốt hoạt động bán hàng, doanh số mảng hạt tăng trưởng 25%, lợi nhuận duy trì ổn định ở mức cùng kỳ năm trước là những con số rất lạc quan trong bối cảnh nền kinh tế vẫn chịu tác động nặng nề.

Chế biến tôm chiên Tempura tại nhà máy của Fimex VN - Thành viên của Tập đoàn PAN.

Chế biến tôm chiên Tempura tại nhà máy của Fimex VN - Thành viên của Tập đoàn PAN.

Không chỉ đa dạng hóa hóa đầu ra, giải pháp này còn giúp giải quyết bài toán bế tắc nông sản đầu vào. Trong quý 3, sản phẩm hoa quả sấy có hàm lượng giá trị gia tăng cao của Lafooco sẽ chính thức ra mắt và hiện đã có những đơn hàng nội địa và xuất khẩu đầu tiên.

Giữ vững “trận địa” thị trường xuất khẩu

Không chỉ làm chủ chuỗi giá trị, điều mà PAN theo đuổi là thay đổi thực trạng nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam vốn chỉ tập trung vào xuất khẩu sản phẩm thô giá trị rất thấp bằng việc sản xuất những sản phẩm có hàm lượng chế biến sâu, mang thương hiệu riêng của tập đoàn.

Việc này không chỉ tạo ra giá trị cao hơn, giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào thị trường nguyên liệu mà còn dần cải thiện vị thế của các sản phẩm mang nhãn hiệu Việt Nam trên các kệ hàng quốc tế. PAN xác định đây là xu hướng phát triển bền vững đúng đắn nhất của nông nghiệp Việt.

Đơn cử như với sản phẩm cà phê, dù Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai thế giới về sản xuất mặt hàng này (trong đó đứng đầu về cà phê Robusta), hiện cà phê Việt chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô và chưa có thương hiệu riêng.

Trong nhiều năm qua, đội ngũ SHIN Cà Phê – một thành viên của Tập đoàn PAN, đã đồng hành cùng người nông dân, nghiên cứu, tìm kiếm và thử nghiệm trồng các giống cây cà phê chất lượng, từ đó tạo nên các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao.

Trung tâm công nghệ chế biến hạt giống và chế biến nông sản tại Đồng Tháp của Vinaseed - thành viên Tập đoàn PAN.

Trung tâm công nghệ chế biến hạt giống và chế biến nông sản tại Đồng Tháp của Vinaseed - thành viên Tập đoàn PAN.

Cách làm của SHIN không nằm ngoài định hướng về chuỗi giá trị của PAN là đi từ vùng nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng mang thương hiệu cà phê đặc sản, đồng thời từng bước xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gắn với từng vùng riêng biệt như tại Sơn La, Khe Sanh, Đà Lạt, A Lưới...

Đối với mảng thủy sản, tiêu biểu như Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN) – thành viên của Tập đoàn PAN trong tháng 7 ghi nhận sản lượng tôm chế biến đạt 2.268 tấn, doanh số đạt 20,3 triệu USD – cao nhất từ trước đến nay.

Với chiến lược phát triển bền vững, kiểm soát tốt chuỗi giá trị, chú trọng từ khâu nuôi đến điều kiện nhà xưởng, hoạt động quản lý, không chạy đua theo tăng trưởng nhanh, Sao Ta luôn đứng vững trong những thời khắc toàn ngành biến động. Trước những khó khăn mới, công ty tập trung hoàn tất từng lô hàng để giao sớm nhất, hạn chế tồn trữ vật tư dẫn đến rủi ro kẹt vốn, chú trọng vụ thả nuôi tiếp theo, và cố gắng duy trì có lợi nhuận...

Tận dụng cơ hội từ các hiệp định FTA

Đại diện PAN Group chia sẻ, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ 1/8 là cơ hội rất lớn cho các mặt hàng nông sản Việt Nam muốn xuất khẩu sang châu Âu. Mới đây, một công ty trong mảng nông nghiệp của PAN là Vinaseed đã được chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm FSSC22000 về chế biến, đóng gói và xuất hàng.

Đây là điều kiện tiên quyết và được coi như tấm giấy thông hành để vào được thị trường EU. Theo hiệp định EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm. Tuy nhiên, để vào được thị trường này, gạo cũng như các sản phẩm có nguồn gốc thực vật cần thỏa mãn các yêu cầu về an toàn thực phẩm vô cùng khắt khe.

Đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế cao nhất chính là giải pháp đưa nông sản Việt Nam gõ cửa các thị trường xuất khẩu, tháo gỡ thế bế tắc trong bối cảnh dịch bệnh đang phong tỏa các cửa ngõ tiêu thụ trên toàn cầu.

Trong tháng 7/2020, PAN Group đã xuất gạo chất lượng cao sang Hà Lan và Cộng hòa Séc. Giữa tháng 8, Tập đoàn tiếp tục xuất gạo trắng Ban Mai và gạo lứt Phúc Thọ sang thị trường tiềm năng Australia. Với nhà máy chế biến gạo Vinarice hiện đại và quy mô bậc nhất khu vực, Tập đoàn tự tin có thể mở rộng hơn nữa sản lượng xuất khẩu sang các thị trường khó tính và chinh phục người tiêu dùng tại đó.

Tập đoàn PAN khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm bằng việc cung cấp những sản phẩm chất lượng cao, truy xuất nguồn gốc, trong một chuỗi giá trị hoàn chỉnh từ đầu vào đến sản phẩm cuối cùng. Hiện Tập đoàn đã đưa sản phẩm có mặt trong hệ thống phân phối gồm 147.000 điểm bán trên toàn quốc và vươn tới hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.