| Hotline: 0983.970.780

Tập đoàn TTC khánh thành dự án Năng lượng tái tạo thứ 2

Chủ Nhật 02/12/2018 , 07:42 (GMT+7)

Sau 9 tháng thi công, Nhà máy Điện mặt trời TTC Krông Pa đã được đóng điện vào ngày 4/11/2018, cung cấp cho hệ thống điện quốc gia với sản lượng 103 triệu kWh/năm...

Ngày 1/12/2018, Tập đoàn TTC và Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEC) - đơn vị thành viên Tập đoàn, đã tổ chức Lễ Khánh thành Nhà máy Điện mặt trời TTC Krông Pa - Nhà máy thứ 2 của Tập đoàn trong tổng số 6 Nhà máy đã được bổ sung quy hoạch, dự kiến vận hành trước tháng 6 năm 2019.

Nhà máy Điện mặt trời TTC Krông Pa có công suất 49 MW (69 MWp), tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng, được xây dựng trên diện tích 70,23 ha đất đồi thuộc xã Chư Gu, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Nhà máy nằm cạnh đường Quốc lộ 25, cách thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa 4 km về phía Tây; cách thành phố Pleiku 131 km; cách thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên 90,5 km.

Nhà máy Điện mặt trời TTC Krông Pa - Nhà máy thứ 2 của Tập đoàn TTC trong tổng số 6 Nhà máy đã được bổ sung quy hoạch điện quốc gia.

Sau 9 tháng thi công, Nhà máy Điện mặt trời TTC Krông Pa đã được đóng điện vào ngày 4/11/2018, cung cấp cho hệ thống điện quốc gia với sản lượng 103 triệu kWh/năm, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện tương đương của khoảng 47.000 hộ dân, làm giảm phát thải CO2 khoảng 29.000 tấn/năm. Với 209.100 tấm pin năng lượng mặt trời có công suất 330 Wp mỗi tấm, được lắp đặt với công nghệ và thiết bị hiện đại sẽ hấp thụ bức xạ ánh nắng mặt trời và chuyển đổi thành điện năng hòa vào hệ thống tải điện.

Ý thức được tầm quan trọng của việc vận hành an toàn, hiệu quả các nhà máy điện, vì vậy, trong các dự án năng lượng tái tạo và các dự án năng lượng khác (thủy điện, điện sinh khối, điện gió, điện mặt trời, rooftop - điện mặt trời trên mái nhà…), ngành Năng lượng TTC luôn ưu tiên hợp tác, liên kết với các đơn vị nhà thầu có bề dày kinh nghiệm và uy tín đến từ các nước tiên tiến trên thế giới.

 Trao tặng nhà tình thương là một trong rất nhiều hoạt động cộng đồng của Tập đoàn TTC.

Trước đó, vào ngày 05/10/2018, Tập đoàn TTC và GEC cũng đã khánh thành Nhà máy Điện mặt trời TTC Phong Điền tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, với công suất 35 MW (48 MWp), cung cấp sản lượng gần 60 triệu kWh/năm vào điện lưới quốc gia. Đây cũng là Nhà máy Điện mặt trời đầu tiên tại Việt Nam chính thức được công nhận vận hành thương mại. Theo đó, thời gian chốt chỉ số công tơ được tính từ 00h00 ngày 12/10/2018.

Để có thể đưa Nhà máy đi vào vận hành sau 9 tháng thi công là sự nỗ lực, quyết tâm cao của Lãnh đạo Tập đoàn TTC, Lãnh đạo Công ty GEC cùng rất nhiều kỹ sư - công nhân trong và ngoài nước.

Như vậy, liên tục trong thời gian ngắn, Tập đoàn TTC và GEC đã chính thức khánh thành và đưa vào vận hành thành công, an toàn và hiệu quả 2 Nhà máy thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo, cung cấp tổng sản lượng vào lưới điện quốc gia với hơn 163 triệu kWh/năm, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện năng cho khoảng trên 79.000 hộ gia đình. Bên cạnh đó, làm giảm phát thải CO2 ra môi trường khoảng 49.000 tấn/năm. Điều cộng hưởng tích cực đi kèm của việc đưa vào vận hành 2 Nhà máy này, đó chính là góp phần tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống kinh tế cho người dân địa phương.

Cũng tại sự kiện này, GEC đã trao tặng 10 căn nhà tình thương cho các hộ gia đình khó khăn tại huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai.

Nhà máy Điện mặt trời TTC Krông Pa cung cấp cho hệ thống điện quốc gia với sản lượng 103 triệu kWh/năm.
Song hành phát triển các loại hình năng lượng tái tạo truyền thống mà Tập đoàn TTC đang có lợi thế là thủy điện và điện sinh khối, ngành Năng lượng TTC không ngừng tích cực chuẩn bị và thực hiện các dự án điện mặt trời tại các vùng có nguồn bức xạ ánh sáng cao, nhằm từng bước nâng công suất lên khoảng 1.000 MW đến năm 2020 như mục tiêu đã đề ra. Điều này cũng góp phần thực hiện mục tiêu chung của Chính phủ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đó là đến năm 2030, tổng công suất các dự án điện mặt trời sẽ đạt 12.000 MW.

 

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm