| Hotline: 0983.970.780

Tất bật nấu mật mía đảm bảo nguồn cung dịp Tết

Chủ Nhật 15/01/2023 , 11:05 (GMT+7)

Hà Tĩnh Thay vì đi chợ mua sắm, những ngày này người dân làng làm mật mía xã Thọ Điền (Hà Tĩnh) vẫn đang làm ngày làm đêm để đủ hàng cung ứng dịp Tết.

Xã Thọ Điền hiện là địa phương có diện tích và số hộ trồng mía lớn nhất Hà Tĩnh.

Xã Thọ Điền hiện là địa phương có diện tích và số hộ trồng mía lớn nhất Hà Tĩnh.

Làng làm mật mía Thọ Điền, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh đã tồn tại hơn 50 năm qua. Lúc bấy giờ địa phương này là nơi trồng mía lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, tuy nhiên, đầu ra cây mía bấp bênh, lúc được giá thì mất mùa lúc được mùa lại mất giá, từ đó người dân Thọ Điền quyết định ép mía, nấu mật, nhất quyết không bán mía lỗ vốn.

Từ một vài hộ ép mía, nấu mật, dần dần khi nhu cầu thị trường tăng lên, Thọ Điền hình thành làng làm mật mía, trở thành nghề chủ lực trong phát triển kinh tế. Không ít hộ gia đình truyền nghề từ đời này sang đời khác, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giúp người dân vươn lên khá giả.

Nơi đây hình thành làng nấu mật mía với hơn 100 hộ dân.

Nơi đây hình thành làng nấu mật mía với hơn 100 hộ dân.

Hàng năm, vào khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 âm lịch người dân Thọ Điền bắt đầu thu hoạch mía về sản xuất mật.

Theo ông Nguyễn Đăng Nhàn, Chủ tịch UBND xã Thọ Điền, hiện toàn xã có khoảng 700 hộ trồng mía với diện tích gần 30ha. Trong đó, số hộ làm mật trên dưới 100. Trung bình mỗi năm, làng mía của địa phương cung cấp ra thị trường gần 160 tấn mật thương phẩm, mang về cho người dân nguồn thu khá lớn.

 “Dịp Tết Nguyên đán 2023, dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát nên sức tiêu thụ mật mía của khách hàng tăng cao. Nhờ đó, hoạt động ép mía, nấu mật của bà con cũng trở nên bận rộn và sôi động hơn. Đặc biệt, công việc cho thu nhập cao hơn năm ngoái nên bà con rất phấn khởi. Dự ước, doanh thu mật mía năm 2022 đạt khoảng 6 - 7 tỷ đồng”, ông Nhàn thông tin.

Ngoài việc sử dụng máy ép mía, Thọ Điền vẫn còn 10 hộ ép mía, nấu mật bằng thủ công.

Ngoài việc sử dụng máy ép mía, Thọ Điền vẫn còn 10 hộ ép mía, nấu mật bằng thủ công.

Để đưa sản phẩm mật mía Vũ Quang vươn ra thị trường ngoại huyện, ngoại tỉnh, thông qua Chương trình mỗi xã một sản phẩm  (OCOP), Thọ Điền thành lập hợp tác xã với sự tham gia của 30 thành viên, xây dựng thương hiệu mật mía Sơn Thọ; đồng thời vận động người dân mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm.  

“Trong các loại cây trồng hàng năm hiện nay, cây mía mang lại hiệu quả cao nhất. Trung bình 1 sào mía ép được 300 lít mật, với giá bán bình quân 60.000đ/lít, doanh thu mỗi sào đạt khoảng 18 triệu đồng”, ông Nhàn nhẩm tính.

Trần Văn Long, xã Thọ Điền cho biết việc sản xuất mật thủ công nhằm giữ lại hương vị truyền thống.

Trần Văn Long, xã Thọ Điền cho biết việc sản xuất mật thủ công nhằm giữ lại hương vị truyền thống.

Là một trong những hộ dân đầu tiên có sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao, chị Đoàn Thị Nhàn, thôn 1, xã Thọ Điền cho hay, bình quân mỗi ngày gia đình chị ép được khoảng 4-5 tấn mía tươi, nấu được khoảng 400 lít mật thương phẩm. Với việc đưa máy móc hiện đại vào sản xuất, các quy trình chế biến đảm bảo vệ sinh nên sản phẩm mật mía của gia đình chị cũng như những hộ dân trong xã bán rất được giá.

“Mật mía Sơn Thọ nấu đặc quánh, có vị thơm đặc trưng, không đóng đường nên thị trường rất ưa chuộng. Dịp tết năm nay giá mật cao nhưng hàng vẫn không đủ để bán. Chúng tôi phải làm ngày làm đêm để trả đơn hàng đã đặt trước”, chị Nhàn nói.

Để cho ra sản phẩm mật vàng đẹp, không đóng đường, người dân phải vừa nấu vừa vớt bọt.

Để cho ra sản phẩm mật vàng đẹp, không đóng đường, người dân phải vừa nấu vừa vớt bọt.

Cũng là hộ tiên phong áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất mật, mỗi năm gia đình anh Phan Văn Anh, thôn 5 cung cấp ra thị trường khoảng 5 tạ mật mía.

“Chúng tôi phải dậy từ lúc 4h để ép mía lấy nước. Sau đó nấu 3 - 4 tiếng đồng hồ mới cho ra sản phẩm mật cô đặc, nguyên chất. Mật mía ở Thọ Điền màu sắc đẹp, thơm ngon nên rất phù hợp chấm với bánh chưng ngày tết hoặc làm gia vị cho nhiều món ăn”, anh Anh cho biết.

Thành phẩm là những lít mật đặc quánh, thơm ngon. 

Thành phẩm là những lít mật đặc quánh, thơm ngon. 

Ngoài các hộ chuyển đổi ép mía bằng máy, tại Thọ Điền vẫn còn khoảng 10 hô đang ép mía, nấu mật thủ công, sử dụng sức trâu. Theo đó, ở giữa gian bếp người dân đặt dụng cụ ép mía (còn gọi là che mía) bằng 2 khối thép hình trụ (ống che) cao khoảng 60cm, đặt song song với nhau và xoay được. Một trong hai trục được nối với một thanh gỗ dài hơn 2m và buộc vào cổ con trâu.

Khi trâu đi vòng quanh sẽ kéo trục quay, người dân lần lượt cho từng cây mía vào khe nhỏ giữa hai trục để ép nước, sau đó lọc sạch cặn, lấy nước mía đưa vào bếp nấu mật.

Sản phẩm mật mía Thọ Điền đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao, bày bán tại các hội chợ, các thị trường ngoại tỉnh.

Sản phẩm mật mía Thọ Điền đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao, bày bán tại các hội chợ, các thị trường ngoại tỉnh.

“Gia đình tôi làm nhỏ lẻ nên không muốn tốn kém thêm kinh phí vào việc thuê máy móc. Một phần nữa, chúng tôi cũng muốn giữ một chút hương vị truyền thống mật mía Sơn Thọ nên mới tận dụng sức trâu”, ông Trần Văn Long, xã Thọ Điền chia sẻ.

Xem thêm
Ông Trịnh Văn Bình làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang

Ngày 4/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.

Hà Lan tiếp tục hỗ trợ quản lý nước, rủi ro về nước vùng ĐBSCL

Chiều 4/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp và làm việc với bà Meike van Ginneken, Đặc phái viên về nước của Hà Lan. 

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Tưới ẩm cho cây mận Phiêng Khoài

Hệ thống tưới ẩm tại 'thủ phủ mận hậu' Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, Sơn La) không chỉ giúp tiết kiệm nước mà còn tối ưu hóa quá trình tưới và chăm sóc cây trồng.