| Hotline: 0983.970.780

Tết Thanh minh của người Tày, Nùng ở Bắc Kạn

Thứ Hai 08/04/2019 , 14:29 (GMT+7)

Sáng sớm ngày Thanh minh, các thành viên trong gia đình đều dậy từ rất sớm để thịt lợn, thịt gà, làm bánh, đồ xôi các loại bánh đậm đà bản sắc dân tộc. NNVN giới thiệu chùm ảnh lễ Thanh minh ở vùng cao Bắc Kạn.

Nhà nhà, người người tấp nập đi tảo mộ

Bánh trứng kiến, bánh lá ngải… Đó là các loại bánh được làm từ  đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ vùng cao. Sự kết hợp của các nguyên liệu đặc trưng địa phương như bột nếp nương, trứng kiến, lá ngải phơi khô. Những đĩa xôi ngũ sắc được làm từ gạo nếp cái hoa vàng thơm dẻo, màu sắc hoàn toàn từ tự nhiên, an toàn, màu trắng của gạo, màu xanh nhuộm từ lá gừng, lá dứa, màu đỏ, tím từ lá cây “đăm đeng”…vô cùng bắt mắt.

Mâm cỗ được chuẩn bị gồm gà luộc, bánh trứng kiến, bánh lá ngải, xôi ngũ sắc, hoa quả, bánh kẹo, tiền vàng…

Chị Nguyễn Thị Thu, Bản Làn, xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) chia sẻ, đây là năm thứ 20 chị được tham gia tảo mộ cùng gia đình. Thanh minh là dịp để gia đình được đoàn tụ đông đủ con cháu khắp nơi làm ăn xa được quây quần, sum vầy báo hiếu tổ tiên, ông bà. Chính vì vậy dù có ở đâu xa những người con quê hương Bắc Kạn cũng cố gắng sắp xếp thời gian, công việc để trở về.

Dòng xe, dòng người từ khắp cả ngả mọi nhà tấp nập đi tảo mộ, thắp hương cho tiên tổ trên các sườn đồi. Trước khi tảo mộ, các gia đình bày mâm cỗ gồm thịt mồi, gà luộc, bánh trứng kiến, bánh lá ngải, xôi ngũ sắc, rượu, hoa, quả, bánh, kẹo, vàng mã… Làm lễ khấn các vị thần linh cai quản, trông nom khu vực có phần mộ của gia đình và xin phép cho con cháu được tảo mộ.

Đây là nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc vẫn đang được các thế hệ con cháu giữ gìn và phát huy

Họ dọn dẹp bụi dậm, rẫy hết cỏ hoang, cỏ dại và đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, làm cho những ngôi mộ của ông bà tổ tiên được khang trang, sạch sẽ. Sau đó các cụ già, người lớn tuổi trong gia đình thắp hương, tiến hành khấn vái mời ông bà, tổ tiên về nhận lễ và phù hộ cho toàn thể gia khuyến.

Phần lớn các ngôi mộ đều ở trên sườn đồi, núi xa nhà, nên hầu hết các gia đình sau khi tảo mộ, làm lễ xong thường thụ lộc ngay bên phần mộ của tổ tiên. Mọi người cùng nhau uống rượu và kể cho con cháu mình nghe chuyện về người đã khuất, tưởng nhớ và nhắc nhau cùng cố gắng, chăm chỉ học tập, lao động.

 Sau khi tảo mộ, làm lễ các gia đình thụ lộc ngay bên phần mộ của tổ tiên

Những dịp này, con cháu đều có mặt đông đủ vừa để bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn. Đồng thời, đây cũng là dịp giúp các thế hệ sau hiểu được những nét đặc trưng trong văn hóa và qua đó gìn giữ phát huy bản sắc riêng của dân tộc.

Xem thêm
Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất