| Hotline: 0983.970.780

Thả hơn 1 triệu con giống thủy sản

Thứ Hai 01/04/2024 , 17:48 (GMT+7)

Sáng 1/4, Sở NN-PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức buổi thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại hồ chứa nước Sông Ray, xã Hòa Hưng, huyện Xuyên Mộc.

Chương trình được ngành Nông nghiệp tỉnh tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Số lượng giống thủy sản thả tái tạo nguồn lợi trên địa bàn toàn tỉnh năm nay là đạt 1.157.000 con giống các loại, gồm cá chim vây vàng, chẽm, tôm sú, rô đồng, trê, trắm và cá chép. Trong đó, Chi cục Thủy sản thả hơn 1 triệu con, Trung tâm Quản lý và Khai thác Công trình thủy lợi thả 50.000 con và Thành phố Vũng Tàu thả 65.000 con.

Ông Huỳnh Sơn Thái, Giám đốc Sở NN-PTNT Bà Rịa - Vũng Tàu mở đầu buổi lễ thả cá của tỉnh. Ảnh: Lê Bình.

Ông Huỳnh Sơn Thái, Giám đốc Sở NN-PTNT Bà Rịa - Vũng Tàu mở đầu buổi lễ thả cá của tỉnh. Ảnh: Lê Bình.

Nhằm bảo đảm nâng cao tỷ lệ sống của giống thủy sản thả ra các thủy vực, ngành Nông nghiệp tỉnh đã chủ động liên hệ mua các loại cá có kích cỡ lớn, trung bình 10cm/con.

Để bảo về nguồn lợi thủy sản, ông Huỳnh Sơn Thái, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mong mỏi UBND các huyện, thị xã, thành phố, đoàn thể, tôn giáo và nhân dân tỉnh cùng chung tay bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Ngoài ra, cần tích cực tham gia việc thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản, khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản một cách khôn khéo, đúng quy định.

“Đặc biệt không sử dụng xung điện, hóa chất, chất độc để khai thác tận diệt nguồn lợi, bảo vệ và phát triển các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm để giữ gìn sự phong phú nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh”, ông Thái nhấn mạnh.

Bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản không những góp phần ổn định đời sống, sinh kế của bộ phận ngư dân mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.

Nguồn lợi thủy sản làm cho các dòng sông, bãi triều của tỉnh có thêm sức sống, môi trường sinh thái ngày càng sạch hơn, đảm bảo phát triển nguồn lợi thủy sản một cách nhanh chóng và bền vững hơn.

Ông Lê Tòng Văn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết, việc lựa chọn thả cá tại hồ chứa nước Sông Ray không chỉ giúp tăng mật độ thủy sản tại đây mà giúp cho các con giống tránh được tình trạng săn bắt, chích điện trộm.

“Chương trình có sự phối hợp của các tổ chức, địa phương trên địa bàn tỉnh còn có mục đích khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt việc nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm, chung tay xây dựng mục tiêu phát triển ngành theo hướng bền vững”, ông Văn nói.

Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Sản xuất tôm giống nước lợ đáp ứng đủ nhu cầu thả nuôi

Sản xuất tôm giống nước lợ đáp ứng đủ nhu cầu thả nuôi

NINH THUẬN Năm 2023, cả nước có 2.270 cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống, sản lượng đạt 153 tỷ con, đáp ứng đủ cho nhu cầu thả nuôi của người dân.

Tôm hùm bông chết tại Vạn Ninh, Cục Thủy sản đề nghị tăng cường quản lý

Tôm hùm bông chết tại Vạn Ninh, Cục Thủy sản đề nghị tăng cường quản lý

Cục Thủy sản đề nghị Cục Thú y hỗ trợ, hướng dẫn địa phương tìm tác nhân để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng tôm hùm chết ở Khánh Hòa.

Xây dựng ngành hàng nuôi biển: [Bài 3] Sắp xếp không gian biển

Xây dựng ngành hàng nuôi biển: [Bài 3] Sắp xếp không gian biển

Các tỉnh ven biển đang thực hiện dẹp bỏ lồng nuôi thả tự phát, sai quy hoạch… Không gian biển đang được sắp xếp một cách quy củ, bài bản để nuôi biển bền vững.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm