| Hotline: 0983.970.780

Thả hơn 1,2 triệu con cá giống các loại xuống sông Hậu

Thứ Hai 01/04/2024 , 16:18 (GMT+7)

CẦN THƠ TP Cần Thơ tổ chức 7 điểm thả cá xuống sông Hậu với các loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế, tổng số lượng khoảng 250.000 con cá giống các loại.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ Phạm Trường Yên cho biết, công tác tái tạo, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường luôn được TP Cần Thơ quan tâm, đặt lên hàng đầu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ Phạm Trường Yên cho biết, công tác tái tạo, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường luôn được TP Cần Thơ quan tâm, đặt lên hàng đầu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024), ngày 1/4, tại Bến Ninh Kiều, Sở NN-PTNT TP Cần Thơ phối hợp với UBND quận Ninh Kiều, các tổ chức, cá nhân thực hiện thả 60.000 con cá giống các loại về thiên nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

TP Cần Thơ thuộc lưu vực sông Mekong với hệ thống kênh rạch chằng chịt, tạo đa dạng nguồn lợi thủy sản, trong đó có 120 loài cá, 14 loài tôm, tép... Thời gian qua, nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế đã được khai thác, nuôi dưỡng như: cá lóc, thát lát, lươn, cá trê, cá hộ, cá he... với tổng sản lượng hằng năm đạt trên 220.000 tấn.

Tuy nhiên, hoạt động phát triển kinh tế xã hội, khai thác tận diệt, ô nhiễm, dịch bệnh, biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Nhiều loài thủy sản bản địa quý hiếm có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng hoặc biến mất trong tự nhiên như: cá hường vện, cá chạch lửa, chành dục, cá leo.

Ngày 1/4, tại Bến Ninh Kiều, Sở NN-PTNT TP Cần Thơ phối hợp với UBND quận Ninh Kiều, các tổ chức, cá nhân thực hiện thả 60.000 con cá giống các loại về thiên nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngày 1/4, tại Bến Ninh Kiều, Sở NN-PTNT TP Cần Thơ phối hợp với UBND quận Ninh Kiều, các tổ chức, cá nhân thực hiện thả 60.000 con cá giống các loại về thiên nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhằm từng bước ngăn chặn sự suy giảm nguồn lợi thủy sản, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ Phạm Trường Yên cho biết, công tác tái tạo, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường luôn được TP Cần Thơ quan tâm hàng đầu.

Trong những năm qua, cùng với sự phối hợp, ủng hộ tự nguyện và nhiệt tình của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân nên phong trào thả cá ra môi trường tự nhiên ở Cần Thơ ngày càng lớn mạnh. Khởi điểm từ năm 2013, trên địa bàn thành phố chỉ có 2 điểm thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản với số lượng 500kg cá giống.

Vài năm gần đây, hoạt động này đã lan tỏa sâu rộng trên địa bàn 9 quận, huyện với lượng cá giống thả mỗi năm trên 10 tấn. Đặc biệt, ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân đồng hành cùng Nhà nước trong hoạt động tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Song song với việc thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản, công tác bảo vệ môi trường sống cho các loài thủy sinh cũng được ngành thủy sản Cần Thơ quan tâm.

Việc thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản, công tác bảo vệ môi trường sống cho các loài thủy sinh cũng được ngành thủy sản Cần Thơ quan tâm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Việc thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản, công tác bảo vệ môi trường sống cho các loài thủy sinh cũng được ngành thủy sản Cần Thơ quan tâm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Dương Hoàng Thắng, Phó Chi cục Thủy sản Cần Thơ cho biết, hằng năm, đơn vị phối hợp với cơ quan chức năng ở các quận, huyện thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp dùng xung điện, cào điện để đánh bắt thủy sản.

Nhận định bảo vệ môi trường thủy sinh cũng là bảo vệ đời sống của thủy sinh vật, ông Dương Hoàng Thắng kêu gọi các tổ chức, cá nhân tiếp tục chung tay ngăn chặn các hoạt động gây ở nhiễm nguồn nước, hoạt động khai thác nguồn lợi có tính hủy diệt (sử dụng xung điện, hóa chất, ngư cụ cấm, kích thước mắt lưới nhỏ).

Dịp này, các quận, huyện ở TP Cần Thơ cũng tổ chức 7 điểm thả cá với các loài thủy sản quý, hiếm, có giá trị kinh tế, cá bản địa tại địa phương với tổng số lượng thả khoảng 250.000 con cá giống các loại như: như cá rô, cá lóc, cá trê vàng, cá hô, cá chạch lấu, cá chép, cá hường. Ngoài ra, thành phố còn phối hợp với các tỉnh An Giang, Đồng Tháp thả cá liên tỉnh.

Tính đến đầu tháng 4/2024, Cần Thơ đã thả ra môi trường tự nhiên hơn 1,2 triệu con cá giống các loại từ nguồn kinh phí xã hội hóa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tính đến đầu tháng 4/2024, Cần Thơ đã thả ra môi trường tự nhiên hơn 1,2 triệu con cá giống các loại từ nguồn kinh phí xã hội hóa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hưởng ứng hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trước đó, ngày 10/3, tại Quảng trường Tây Đô (quận Cái Răng), Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị, cá nhân tổ chức thả 50 tấn cá (khoảng 1 triệu con) tái nguồn lợi thủy sản. Ngày 27/3, quận Bình Thủy cũng tổ chức thả cá tái tạo nguồn lợi vào với lượng cá trên 500kg.

Như vậy, tính đến đầu tháng 4/2024, toàn TP. Cần Thơ đã thả ra môi trường tự nhiên hơn 1,2 triệu con cá giống các loại, từ nguồn kinh phí xã hội hóa từ các doanh nghiệp và công ty. Trong đó có Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Aquavina đã tích cực đóng góp thường xuyên cho ngành thủy sản Cần Thơ để phóng sinh và tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Từ năm 2013 đến nay, thực hiện theo chỉ đạo của UBND TP Cần Thơ, Sở NN-PTNT, Chi cục Thủy sản đã phát động tổ chức thả cá mỗi năm từ 1-3 đợt. Ngoài ra, Chi cục Thủy sản phối hợp với cơ quan chức năng ở các quận, huyện thường xuyên kiểm tra xử lý các trường hợp dùng xuyệt điện, cào điện để đánh bắt thủy sản.

Thượng tọa Lý Hùng, Trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây, tham gia thả các loài cá về thiên nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thượng tọa Lý Hùng, Trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây, tham gia thả các loài cá về thiên nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo kế hoạch, từ đây tới cuối năm sẽ tổ chức thả cá 2 đợt, 1 đợt thả tại quận Ninh Kiều từ nguồn ngân sách Nhà nước của TP Cần Thơ.  Và 1 đợt phối hợp giữa 3 tỉnh, thành An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp thả tại Đồng Tháp nơi tiếp giáp giữa 3 tỉnh thành trên từ nguồn kinh phí xã hội hóa của 3 tỉnh, thành và nguồn ngân sách Nhà nước từ Cục Kiểm ngư hỗ trợ.

Việc thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản là hoạt động thiết thực và có ý nghĩa, thể hiện trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cùng chung tay bảo vệ, bảo tồn, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, là dịp để tuyên truyền, nâng cao ý nghĩa, nhận thức, trách nhiệm trong công tác tái tạo, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xem thêm
Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 3] Nhân rộng mô hình tiên tiến

Thời gian tới, Khánh Hòa sẽ nỗ lực mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô, khu vực thí điểm.

Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.