| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên: Nhận diện lộ trình ở Dự án Núi Pháo

Thứ Sáu 14/12/2018 , 16:03 (GMT+7)

Giữa Quý 3/2018, Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (Công ty con của Masan Resources - MSR) đã mua lại 49% cổ phần của H.C.Starck tại Công ty TNHH Tinh luyện Vonfram Núi Pháo – H.C.Starck. 

Một góc Nhà máy Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo ngày nay

Như vậy, một doanh nghiệp Việt Nam đã chính thức sở hữu 100% cổ phần của Dự án Núi Pháo. Sự kiện nói trên đã xua tan đám mây đen mà bấy lâu tích tụ trong nó những dư luận, hoài nghi, dị nghị về sự minh bạch cũng như kế hoạch và chiến lược của dự án.

Những bước tiến thần tốc

Năm 2004, Công ty Liên doanh Khai thác và Chế biến Khoáng sản Núi Pháo chính thức được trao Giấy phép đầu tư. Tuy nhiên, từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và nhiều thăng trầm trong thay đổi chủ đầu tư, trong một thời gian dài, Dự án Núi Pháo vẫn chưa thể triển khai để đi vào hoạt động. Người ta đặt câu hỏi về nguy cơ đại dự án Núi Pháo bị tan xác pháo. Năm 2010, Tâp đoàn Masan mua lại 70% lợi ích tại Dự án Núi Pháo và gấp rút tái khởi động Dự án. Đây được xem là thử thách đối với một chủ đầu tư trong nước, khi dám bỏ tới hơn 500 triệu USD đầu tư vào một “dải đất trống”, khiến dư luận không ít hoài nghi về sự thành công. Nhưng chỉ sau hơn 3 năm chính thức triển khai các hoat động giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng và lắp đặt nhà máy, tháng 07/2013, những tấn sản phẩm đầu tiên đã xuất xưởng thành công. Năm 2014, Công ty chính thức đi vào sản xuất thương mại với 4 dòng sản phẩm chính: Vonfram, tinh quặng Florit, Bismut và Đồng. Chính trong thời gian này,để có thể có được công nghê sản xuất chế biến Vonfram dòng cao cấp, NuiPhao Mining đã liên doanh với H.C.Starck (Đức) - là nhà sản xuất hàng đầu thế giới các sản phẩm bột kim loại công nghệ cao cũng như các thành phần cấu thành kim loại công nghệ.

Việc ra đời Liên doanh tinh luyện Vonfram Núi Pháo - H.C.Starck là minh chứng cho doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có thể tham gia vào lĩnh vực chế biến sâu và xuất khẩu khoáng sản với giá trị gia tăng cao, đồng thời đây là bước ngoặt cho NuiPhao Mining nói riêng và ngành khai thác chế biến khoáng sản Việt Nam nói chung trong nỗ lực gia tăng giá trị tài nguyên của đất nước. Công ty Liên doanh Núi Pháo- H.C.Starck cũng đã được Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cấp chứng nhân  “Dự án ứng dụng công nghệ cao”.

 Các sản phẩm tinh luyện từ vonfram của MSR chiếm 37% thị trường vonfram toàn cầu ngoài Trung Quốc

Năm 2015, Công ty đạt kỷ lục về sản lượng khai thác đối với cả 4 dòng sản phẩm. Đồng thời cũng là năm Công ty niêm yết thành công cổ phiếu của Masan Tài nguyên tại sàn Upcom của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Những năm tiếp theo, Công ty luôn đạt sản lượng và doanh thu năm sau cao hơn năm trước; cùng với nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường sản phẩm toàn cầu, giá của tất cả các sản phẩm của Công ty đều tăng đáng kể đã giúp MSR đạt được kết quả kỷ lục trên tất cả các mặt từ sản xuất, doanh thu đến lợi nhuận ròng.

Giao dịch chiến lược

Chưa đầy 10 năm, MSR đã biến cả vùng lau guột thành một đại công trường với tư cách là nhà cung cấp tinh quặng vofram hàng đầu ngoài Trung Quốc (chiếm 36% thị trường vonfram thế giới).

Lãnh đạo MSR đã giành cho chúng tôi một cuộc trao đổi thẳng thắn, cởi mở và hóa giải những nghi ngại rằng vì sao phải mua lại 49% cổ phần (tương đương với 29,1 triệu USD)? Liệu có sự thôn tính, hất cẳng giữa 2 bên liên doanh? Thậm chí, nguồn lực để thực hiện giao dịch trên có minh bạch là từ chính hầu bao của Công ty trong nước?...

Ông Craig Bradshaw (Tổng Giám đốc MSR) khảng khái cho rằng, những thắc mắc thẳng thắn của chúng tôi chẳng những làm phật ý mà ông lại thấy rất thú vị. Sở dĩ, trước năm 2010, Dự án đã bị mua đi bán lại qua nhiều chủ sở hữu và chậm triển khai nên bị nghi ngờ là không tránh khỏi. Kể từ khi MSR sở hữu thì dự án đã được vận hành trên cơ sở định dạng một bản đồ lịch trình cụ thể. Việc hợp tác với H.C.Starck cũng nằm trong chiến lược đưa Công ty trở thành nhà chế biến sâu hóa chất công nghiệp vonfram với quy mô và ảnh hưởng toàn cầu. Lịch sử cũng như các cam kết liên doanh ấn định công nghệ chế biến sâu, chuyển giao khoa học kỹ thuật và tiến đến chuyển giao cổ phần.

Tiến sỹ Karlheinz Reichert (Tổng Giám đốc đơn vị vận hành vonfram của H.C.Starck) cho biết, hai bên đã có sự hợp tác tốt đẹp trong 5 năm. Núi Pháo thực sự là đối tác tuyệt vời. Sự hợp tác đã giúp cho hai phía được hưởng lợi cả về công nghệ và văn hóa. H.C.Starck hy vọng tiếp tục được đồng hành, khi đó, Núi Pháo sẽ đóng vai trò là nhà cung cấp tin cậy và lâu dài các sản phẩm hóa chất công nghiệp, kim loại chất lượng và giá trị gia tăng cao.

Ông Vũ Hồng (Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo) cho biết, trên thực tế có nhiều Công ty nước ngoài đặc biệt quan tâm đến Núi Pháo ở khả năng sử dụng công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng của khoáng sản. Tuy nhiên, MSR chưa muốn dừng lại ở những thành tựu ấn tượng nói trên. Tham vọng của MSR không chỉ đưa Núi Pháo trở thành biểu tượng hình mẫu trong khai thác khoáng sản mà còn lớn hơn nữa với những giá trị nhân văn về kinh tế, xã hội. Theo dự báo của Công ty kỳ vọng năm 2019 sẽ đạt 11,5 triệu đô và lợi nhuận thuần có thể đạt gần 25 triệu đô. Có thể thấy, việc mua lại cổ phần tạo được vị thế cho Việt Nam sau khi sở hữu toàn bộ nhà máy chế biến sâu, đây cũng là chủ trương của Nhà nước Việt Nam trong việc hạn chế xuất thô mà cần chế biến sâu. Như vậy vị thế của VN trên thị trường vonfram thế giới được tăng cao. Đó là những lợi ích cho quốc gia mà có thể thấy rõ nhất.

Đối với tỉnh Thái Nguyên và người dân địa phương, cơ hội sẽ tốt hơn bởi Công ty 100% vốn VN sẽ đảm bảo duy trì công ăn việc làm cho người dân địa phương, trong những năm tới tiếp tục tiến hành lộ trình chuyển đổi công nghệ cho người VN; duy trì đóng góp nghĩa vụ cho địa phương.

Có thể nói, bước đi chiến lược của MSR trong việc mua lại 49% cổ phần từ H.C.Starck không chỉ mang lại thương hiệu, vị thế cho MSR mà tạo ra những đóng góp to lớn cho quốc gia. Năm 2018, NuiPhao Mining dự kiến đạt doanh thu là 8.000 tỷ đồng. Việc Công ty đạt được giao dịch nắm giữ 100% vốn của liên doanh sẽ chuyển toàn bộ kim ngạch xuất khẩu từ khu vực FDI của doanh nghiệp này về khu vực nội địa. Theo đó, mỗi năm, NuiPhao Mining sẽ đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu nội địa trên 300 triệu USD.

Trong giai đoạn 2015 - 2017, MSR đã đóng góp gần 3.200 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước; góp 1 triệu USD mỗi năm vào các chương trình an sinh xã hội của tỉnh Thái Nguyên; tạo việc làm ổn định cho hơn 2.000 lao động địa phương; hỗ trợ trên 6.000 người dân địa phương bị ảnh hưởng thông qua các chương trình phục hồi kinh tế... Việc sở hữu 100% vốn, lợi nhuận và công nghệ, MSR đã khẳng định được niềm tin Việt Nam. Một doanh nghiệp trong nước đã có thể chủ động được mọi mặt để tham gia sân chơi toàn cầu, thậm chí là dẫn dắt và thay đổi cán cân thị trường theo những chuẩn mực tiến bộ./.

 Kiểm tra chất lượng sản phẩm vonfram

Ông Mirek Banaczkowski - Nguyên Giám đốc điều hành NuiPhao – H.C.Starck : H.C.Starck tham gia Liên doanh chủ yếu là nhằm mục đích đảm bảo nguồn cung và mục tiêu này đã đat được; các máy móc thiết bị đã đi vào vận hành và sản xuất theo đúng kỳ vọng trong những năm đầu hoạt động. Tất cả những điều này đều mang lại những kết quả tích cực cho đối tác hai bên, đặc biệt là đối với H.C.Starck. Chúng tôi đã có mối quan hệ tốt; công nghệ được chuyển giao một cách thuận lợi; chúng tôi đã gửi những nhân viên người Việt đi đào tạo; các chuyên gia người Đức cũng sang Việt Nam để vận hành máy móc; mọi người đều đã tuân thủ những gì đã cam kết; và đặc biệt là chúng tôi đang là một nhà máy vận hành hoàn chỉnh. Đây là những thành tựu cơ bản mà đối tác liên doanh thưc hiện được trong thời gian qua. Kế hoạch chuyển giao cổ phần của đối tác liên doanh đã có từ trước, điều này cũng nhất quán với mục tiêu của H.C.Starck là muốn có nguồn cung ổn định nhưng không nhất thiết phải tiếp tục tham gia vận hành nhà máy liên doanh. Một cách phù hợp cả về logic và về vị trí địa lý thì nhà máy hiện đang ở đây và nó cần được vận hành bởi những chuyên gia người Việt. Công nghệ được áp dụng tại Liên doanh là một trong các công nghệ sản xuất vonfram tốt nhất hiện nay. Công nghệ này không sẵn có. Đã có rất nhiều tài sản tri thức đã đươc đầu tư với mục tiêu chủ yếu là phục vu cho lợi ích của H.C.Starck và để đảm bảo chất lượng có thể cung ứng cho khách hàng của họ. Cụ thể là họ cung cấp sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp sản xuất của Đức, ngành công nghiệp quốc phòng của Đức và họ cung cấp cho ngành dầu khí của Bắc Mỹ. Không có vấn đề gì đáng lo trong vấn đề chuyển giao này. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi đã bắt đầu bằng việc có khoảng 15% lực lượng chuyên gia từ Đức thì bây giờ chúng tôi rút xuống chỉ còn 2 chuyên gia làm việc trong nhà máy. Lực lượng lao động người Việt đã được đào tạo để có thể vận hành nhà máy; họ đã làm rất tốt và có thể đảm bảo chất lượng ổn định theo đúng khối lượng yêu cầu.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.