| Hotline: 0983.970.780

"Thái sư Trần Thủ Độ" gây chú ý

Thứ Sáu 27/12/2013 , 09:58 (GMT+7)

Với kinh phí khổng lồ, bộ phim được làm để chào mừng Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội nhưng 3 năm sau mới được lên sóng truyền hình.

Với kinh phí khổng lồ, bộ phim được làm để chào mừng Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội nhưng 3 năm sau mới được lên sóng truyền hình. Muộn còn hơn không, bộ phim không phải không còn nhiều sạn, song cũng cho thấy, phim lịch sử Việt vẫn hấp dẫn khán giả nếu được làm một cách cẩn thận.

Cuốn hút nhờ kịch bản

Phim "Thái sư Trần Thủ Độ" phát sóng trên VTV1 đã nhận được phản hồi tích cực từ khán giả và giới chuyên môn. Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, nhận xét: “Đây là một phim lịch sử chỉn chu. Đạo diễn chắc tay, có nghề và trong hoàn cảnh khó khăn của điện ảnh Việt Nam hiện nay, đó rõ ràng là nỗ lực của những người làm phim”. Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cũng đánh giá cao "Thái sư Trần Thủ Độ" ở mặt nghề nghiệp: “Phim được làm kỹ lưỡng, câu chuyện rất chặt chẽ. Một bộ phim khá ổn”.


Cảnh trong phim "Thái sư Trần Thủ Độ"

Tuy nhiên, điều hấp dẫn ở bộ phim có lẽ là vì lâu lắm truyền hình mới có một bộ phim lịch sử chạm đến một thời kỳ vốn được nhiều người dân Việt Nam biết đến. Đầu tiên phải kể đến chi tiết khá hấp dẫn xuyên suốt bộ phim là mối tình giữa Trần Thị Dung và Trần Thủ Độ xen lẫn cuộc tranh giành quyền lực trong triều đình giữa các dòng họ Lý, Đàm, Trần. Nhiều khán giả thắc mắc, đâu là thật, là dã sử trong bộ phim.

Theo nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn, tác giả kịch bản bộ phim: “Về tư liệu, ta chỉ có chính sử, trong khi Trung Quốc có cả dị sử, huyền sử, dã sử... Viết kịch bản phim lịch sử phải biết 10 mà viết 1, tái hiện một triều đại 60 năm nhưng phải am hiểu chặng đường 600 năm. Không nên nói chi tiết nào đúng, sai mà chỉ đúng tinh thần lịch sử”.

Tranh cãi

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn cho hay: “Tôi thấy khán giả còn thắc mắc cả về trang phục lẫn cách xưng hô của các nhân vật trên phim. Nhưng làm phim lịch sử rất khác với phim phục cổ. Ngay từ đầu bộ phim đã có ghi dòng chữ “Lịch sử tùy thuộc những góc nhìn”. Tôi cho rằng càng nhiều tranh luận càng tốt, đó là nền tảng cho những bước đi tiếp theo.

Ngay cả với Trung Quốc, khi đạo diễn Trương Nghệ Mưu làm phim về Đường Minh Hoàng cũng cho phụ nữ trong triều ăn mặc trang phục hở hang, trong khi chính sử thì thời Đường, đàn bà con gái ăn mặc rất kín đáo. Phim ra mắt có đến 70% khán giả Trung Quốc lên án, cho rằng bôi nhọ lịch sử nhưng số còn lại thì ủng hộ với lập luận xem phim chứ đâu phải xem tài liệu sử. Ở thời đại nhà Trần, sử ta ghi đàn ông đóng khố; đàn bà răng đen, váy mốc. Vậy nếu cho diễn viên ăn mặc như trên lên màn ảnh thì liệu có ai xem không?"

Học giả An Chi nhận xét: Ngay cả khi chuyển cách xưng hô của người Trung Quốc, giữa anh em với nhau, sang tiếng Việt, một số dịch giả cũng giữ đúng tinh thần của tiếng mẹ đẻ mà dùng “em”, “tôi”…, chứ không dùng “huynh”, “đệ”. Vì vậy, ta có thể khẳng định rằng, về nguyên tắc, việc xưng hô với nhau bằng “ông - tôi”, “anh - em”… trong phim "Thái sư Trần Thủ Độ" cũng không phải là chuyện không thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, không thể không kể đến những chi tiết còn sống sượng, cách thể hiện chưa thực sự hoành tráng cần thiết xứng tầm với một bộ phim lịch sử. Cảnh giặc Quách Bốc vào chiếm ngôi của Nhà Lý tung hô cả một đội quân nhưng chỉ lèo tèo vào tên lính, cảnh đâm chém phải được “chữa” cho hoành tráng bằng cách quay chậm. Chưa kể, những cách xưng hô có phần hiện đại, tùy tiện của diễn viên...

Với những phản hồi tích cực từ "Thái sư Trần Thủ Độ", không ít người kỳ vọng nếu được quan tâm và đầu tư, các đạo diễn sẽ cho ra mắt những bộ phim lịch sử cuốn hút chứ không phải chịu cảnh màn ảnh nhỏ tràn ngập phim lịch sử Hàn Quốc, Trung Quốc... như hiện nay.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm