| Hotline: 0983.970.780

Than cho sản xuất nhiệt điện tiếp tục thiếu

Thứ Sáu 10/02/2023 , 18:31 (GMT+7)

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc cung cấp than không đúng theo kế hoạch khiến hầu hết các nhà máy nhiệt điện đối mặt với nguy cơ thiếu than cho sản xuất.

EVN vừa có báo cáo gửi Bộ Công thương về tình hình cấp than cho sản xuất nhiệt điện.

Theo EVN, tình hình cung cấp than không đúng theo kế hoạch xảy ra đối với hầu hết các nhà máy nhiệt điện của EVN như Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghi Sơn 1, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1.

Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác đảm bảo cung cấp điện trong năm 2022 của EVN.

Dự kiến trong năm 2023, nếu tình hình cấp than cho sản xuất điện không được cải thiện, trong khi nhu cầu sử dụng than tăng so với năm 2022 do Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 mới đưa vào vận hành, khả năng thiếu than cho sản xuất điện là hiện hữu. Văn bản của EVN cảnh báo.

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4. Ảnh: Năng lượng Việt Nam.

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4. Ảnh: Năng lượng Việt Nam.

Cụ thể, than cấp cho Nhà máy nhiệt điện Thái Bình năm 2022 là than sản xuất trong nước và than pha trộn giữa than trong nước và than nhập khẩu do 2 đơn vị TKV và Tổng công ty Đông Bắc cung cấp thông qua hợp đồng mua bán than năm 2022.

Về tổng quan, than cấp cho Nhà máy nhiệt điện Thái Bình năm 2022 không ổn định, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất điện trong một số thời điểm, cũng như không đảm bảo được khối lượng than sản xuất trong nước (than cám 5a.1) như đã cam kết trong hợp đồng mua bán than năm 2022.

Trong quý 1, do việc nhập khẩu than gặp khó khăn nên tổng khối lượng than cấp từ TKV và Tổng công ty Đông Bắc thấp hơn so với nhu cầu của Nhà máy nhiệt điện Thái Bình. Tồn kho than của Nhà máy nhiệt điện Thái Bình đã xuống rất thấp (khoảng 6.000 tấn tương đương 1 ngày vận hành đầy tải 2 tổ máy). Bên cạnh đó, bắt đầu từ tháng 3, TKV đã dừng cấp than sản xuất trong nước, không còn khả năng đáp ứng  theo hợp đồng

Trong quý 2, quý 3, khả năng cấp của TKV đã cải thiện, đáp ứng được nhu  cầu sản xuất điện. Tuy nhiên, Tổng công ty Đông Bắc không cấp than ổn định và dừng cấp than cho Nhà máy nhiệt điện Thái Bình trong các tháng 7, 10, 11 và không đáp ứng được hơp đồng đã ký.

Trong quý 4, khả năng cấp của TKV và Tổng công ty Đông Bắc đã bị giảm và các đơn vị thông báo chỉ cấp được hoàn toàn than pha trộn nhập khẩu.

Tồn kho than của Nhà máy nhiệt điện Thái Bình thường xuyên duy trì ở mức 10.000 tấn (chỉ đạt khoảng 02 ngày vận hành đầy tải 2 tổ máy) trong một số ngày cuối tháng 11 và toàn bộ tháng 12, do đó nhà máy đã phải dừng 1 tổ máy để dự phòng.

Các nhà máy nhiệt điện đang đứng trước nguy cơ thiếu than cho sản xuất. Ảnh: EVN.

Các nhà máy nhiệt điện đang đứng trước nguy cơ thiếu than cho sản xuất. Ảnh: EVN.

Tình hình cung cấp than không đúng theo kế hoạch cũng xảy ra tương tự đối với hầu hết các nhà máy nhiệt điện của EVN như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghi Sơn 1, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1 và làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác đảm bảo cung cấp điện trong năm 2022 của EVN.

Dự kiến trong năm 2023, nếu tình hình cấp than cho sản xuất điện không được cải thiện, trong khi nhu cầu sử dụng than tăng so với năm 2022 do Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 mới đưa vào vận hành, khả năng thiếu than cho sản xuất điện là hiện hữu.

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 sử dụng than Bitum/Sub-bitum nhập khẩu trực tiếp từ thị trường Quốc tế. Kế hoạch nhập khẩu than được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu vận hành thực tế của nhà máy.

Trong cả năm 2022, do ảnh hưởng bởi tình hình chiến sự giữa Nga – Ukraine nên giá than nhập khẩu tăng rất cao (chỉ số giá than Newc thường xuyên duy trì ở mức xấp xỉ 400 USD/tấn) dẫn đến nhà máy Vĩnh Tân 4 được huy động rất thấp, tương ứng với khối lượng than nhập khẩu thấp hơn so với kế hoạch tại Biểu đồ cấp than theo QĐ126 của Bộ Công thương (chỉ đạt 52% so với kế hoạch tại QĐ126).

Hiện nay, giá than nhập khẩu phụ thuộc hoàn toàn vào các biến động của thị trường than quốc tế và công tác dự báo gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến việc lập kế hoạch vận hành của các nhà máy sử dụng than nhập khẩu biến động rất lớn.

EVN dự kiến thời gian tới, giá than nhập khẩu tiếp tục giữ ở mức cao, ảnh hưởng nhiều tới khả năng huy động nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 cũng như các nhà máy sử dụng than nhập khẩu nói chung trên thị trường điện.

Để đảm bảo than cho sản xuất điện trong năm 2023 cũng như các tháng mùa khô sắp tới, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo TKV và Tổng công ty Đông Bắc ưu tiên cung cấp than cho sản xuất điện theo đúng chỉ đạo của Bộ về trách nhiệm đảm bảo cung cấp nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện than. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị cấp than tuân thủ đúng các điều khoản tại các hợp đồng than các bên đã ký kết.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa Vàng nhận nhiều tình cảm từ nông dân

Chương trình Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa Vàng 2024 do Phân bón Cà Mau tổ chức nhận được nhiều tình cảm và sự tham gia của gần 1.700 nông dân.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.