| Hotline: 0983.970.780

Tháng 9 Tổng thống Ấn Độ tới Hà Nội, tháng 10 có thể Thủ tướng Việt Nam thăm New Dehli

Thứ Hai 25/08/2014 , 15:55 (GMT+7)

Ấn Độ đánh giá cao về vị thế an ninh - quốc phòng của Việt Nam và mong muốn Việt Nam trở thành đối tác của Ấn Độ trong lĩnh vực này.

Sáng 25/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp bà Sushma Swaraj, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Hoan nghênh chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ và đánh giá cao kết quả Hội đàm giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao hai nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng kết quả chuyến thăm sẽ đóng góp rất quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Thủ tướng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là làm hết sức mình, cùng với Ấn Độ đưa quan hệ hữu nghị, truyền thống tốt đẹp, lâu đời trên tinh thần đối tác chiến lược phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Ấn Độ đối với Việt nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước đây, cũng như trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay.

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Sushma Swaraj cho biết Chính phủ mới của Ấn Độ khẳng định coi trọng hợp tác với Việt Nam và cho rằng Việt Nam có một vị thế ngày càng quan trọng trên thế giới.

Bà Bộ trưởng cũng chuyển lời của Thủ tướng Narendra Modi mời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Chính thức Cộng hòa Ấn Độ trong đầu tháng 10 tới để thảo luận về những phương hướng lớn trong quan hệ song phương.

Bà Sushma Swaraj cho biết với chuyến thăm lần này của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ vào tháng 9 tới và chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Việt Nam vào tháng 10 cho thấy tầm mức của mối quan hệ giữa hai nước và sự coi trọng của Ấn Độ đối với Việt Nam.

Cho rằng tiềm năng giữa hai nước còn rất lớn, bà Sushma Swaraj đề nghị hai bên nỗ lực để tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Ấn Độ đánh giá cao về vị thế an ninh - quốc phòng của Việt Nam và mong muốn Việt Nam trở thành đối tác của Ấn Độ trong lĩnh vực này.

Về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, Bà Bộ trưởng mong muốn hai bên thúc đẩy để tăng khối lượng đầu tư và thương mại song phương gấp 2 đến 3 lần mức hiện nay. Hai bên cần đẩy nhanh tiến độ để sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Tự do (FTA) song phương; thúc đẩy để các hãng hàng không hai bên sớm mở đường bay thẳng giữa hai nước.

Về vấn đề Biển Đông, bà Sushma Swaraj cho biết tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Myanmar vừa qua, Ấn Độ đã bày tỏ rõ ràng quan điểm phản đối việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng bạo lực trong các tranh chấp quốc tế, đồng thời lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển 1982.

Bà Bộ trưởng cũng cho biết các doanh nghiệp hàng đầu của Ấn Độ rất quan tâm và mong muốn tham gia đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng lớn tại Việt Nam và Ấn Độ cũng mong muốn đạt được các thỏa thuận hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực nuôi cá da trơn, sản xuất ngô và lúa gạo. Bên cạnh đó, hai nước cũng cần thúc đẩy giao lưu, nhất là giao lưu thanh niên và giao lưu văn hóa nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa người dân 2 nước.

Hoan nghênh và đánh giá cao các ý kiến của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước trên các lĩnh vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhất trí với các đề xuất của Bộ trưởng Sushma Swaraj, đồng thời khằng định mong muốn của Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác chiến lược với Ấn Độ trên tất cả các lĩnh vực, như chính trị - ngoại giao; kinh tế, thương mại, đầu tư; an ninh - quốc phòng; giáo dục - đào tạo; khoa học - kỹ thuật; văn hóa; giao lưu nhân dân… 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam nhiệt liệt chào đón Tổng thống Ấn Độ thăm Việt Nam vào tháng 9 tới, đồng cảm ơn Thủ tướng Narendra Modi mời Thủ tướng Việt Nam thăm chính thức Ấn Độ, cho đây là những sự kiện hết sức quan trọng để đưa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ tiếp tục phát triển lên những tầm cao mới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam ủng hộ chính sách Hướng Đông của Ấn Độ cũng như ủng hộ quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa Ấn Độ và các nước ASEAN. Thủ tướng cũng chúc mừng những thành tựu to lớn của nhân dân Ấn Độ và vị thế ngày càng lớn mạnh của Ấn Độ trên trường quốc tế, sự đóng góp của Ấn Độ vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm