| Hotline: 0983.970.780

Vụ nội chiến vùng keo: Vẫn như ‘bắt cóc bỏ đĩa’

Thứ Tư 31/01/2024 , 07:00 (GMT+7)

THANH HÓA Nhiều cơ sở thu mua, chế biến gỗ keo tự phát trên địa bàn huyện Như Thanh vẫn hoạt động rầm rộ sau khi tỉnh Thanh Hóa ban hành hàng loạt văn bản chỉ đạo.

Liên quan tới vụ "Nội chiến vùng keo nguyên liệu", mới đây UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương về việc báo cáo và xử lý dứt điểm các vi phạm tại các điểm thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng tự phát trên địa bàn tỉnh. 

Tại văn bản chỉ đạo, ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND yêu cầu Sở NN-PTNT tiếp tục chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, rà soát đôn đốc UBND các huyện Như Thanh, Như Xuân, Thạch Thành hoàn thiện hồ sơ, xử lý dứt điểm đối tượng, hành vi vi phạm đã được kiểm tra theo đúng quy định và báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.

Danh sách các cơ sở thu mua, chế biến lâm sản vi phạm tại huyện Như Thanh. Ảnh: ĐT.

Danh sách các cơ sở thu mua, chế biến lâm sản vi phạm tại huyện Như Thanh. Ảnh: ĐT.

Được biết, đây là lần thứ 4, UBND tỉnh Thanh Hóa ra văn bản chỉ đạo kiểm tra, rà soát các cơ sở thu mua, chế biến keo gỗ tự phát trên địa bàn tỉnh, đồng thời yêu cầu xử lý triệt để các vi phạm có liên quan theo phản ánh của Báo Nông nghiệp Việt Nam. 

Đến nay, hầu hết các địa phương đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa về nội dung nêu trên, đồng thời ban hành hàng loạt quyết định xử phạt các cơ sở vi phạm quy hoạch sử dụng đất, xây dựng, phòng cháy chữa cháy... với số tiền hàng trăm triệu đồng tại các huyện Cẩm Thủy, Thạch Thành, Như Thanh, Như Xuân… Mặt khác sau khi có kết quả rà soát, Sở NN-PTNT Thanh Hóa khẳng định, phản ánh của Báo Nông nghiệp Việt Nam là có cơ sở.

Tại thị trấn Bến Sung (huyện Như Thanh) có cơ sở sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất chế biến lâm sản T.T (khu phố Hải Tiến) có diện tích cơ sở sản xuất này rộng hơn 9.000m2, trong đó có hơn 400m2 đất ở. Dù bị xử phạt về lĩnh vực đất đai, thế nhưng cơ sở này không những không khắc phục hậu quả mà còn hoạt động rầm rộ. Ảnh: ĐT.

Tại thị trấn Bến Sung (huyện Như Thanh) có cơ sở sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất chế biến lâm sản T.T (khu phố Hải Tiến) có diện tích cơ sở sản xuất này rộng hơn 9.000m2, trong đó có hơn 400m2 đất ở. Dù bị xử phạt về lĩnh vực đất đai, thế nhưng cơ sở này không những không khắc phục hậu quả mà còn hoạt động rầm rộ. Ảnh: ĐT.

Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, sau khi bị xử phạt hành chính về lĩnh vực đất đai, quy hoạch xây dựng, nhiều cơ sở thu mua, chế biến gỗ keo tại một số địa phương (huyện Như Thanh) không những không khắc phục vi phạm mà còn hoạt động rầm rộ hơn, bất chấp chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa. 

Điển hình phải kể đến các cơ sở thu mua, chế biến gỗ keo như: Công ty TNHH sản xuất chế biến lâm sản Tân Tiến (thị trấn Bến Sung); Công ty TNHH Bảo Sơn (xã Hải Long); cơ sở thua mua, chế biến gỗ keo của ông Dương Đình Sơn (xã Xuân Phúc); Công ty TNHH Mậu Lâm (xã Mậu Lâm)… Không những thế, theo phản ánh của người dân, trên địa bàn huyện còn phát sinh thêm điểm thu mua, chế biến gỗ keo có dấu hiệu tự phát tại thôn Đồng Mưa, xã Xuân Khang.

Cơ sở thua mua, chế biến gỗ keo của ông Dương Đình Sơn (xã Xuân Phúc) vi phạm sử dụng đất. Chủ cơ sở này không những không dừng hoạt động mà còn có dấu hiệu mở rộng hoạt động sản xuất. Tại hiện trường, phần diện tích đất đồi tiếp giáp với xưởng chế biến hiện đã bị san phẳng. Ảnh: ĐT.

Cơ sở thua mua, chế biến gỗ keo của ông Dương Đình Sơn (xã Xuân Phúc) vi phạm sử dụng đất. Chủ cơ sở này không những không dừng hoạt động mà còn có dấu hiệu mở rộng hoạt động sản xuất. Tại hiện trường, phần diện tích đất đồi tiếp giáp với xưởng chế biến hiện đã bị san phẳng. Ảnh: ĐT.

Thêm cơ sở chế biến gỗ keo vừa mới mọc lên tại thôn Đồng Mưa, xã Xuân Khang. Chủ cơ sở này đã đào múc, san gạt phần diện tích đất phía sau xưởng chế biến để phục vụ sản xuất kinh doanh. Ảnh: ĐT.

Thêm cơ sở chế biến gỗ keo vừa mới mọc lên tại thôn Đồng Mưa, xã Xuân Khang. Chủ cơ sở này đã đào múc, san gạt phần diện tích đất phía sau xưởng chế biến để phục vụ sản xuất kinh doanh. Ảnh: ĐT.

Từ thực tế trên cho cho thấy, việc quản lý, kiểm soát, xử lý các cơ sở thu mua, chế biến gỗ keo tự phát tại huyện Như Thanh hiện nay là vấn đề hết sức nan giải. Các cơ sở thu mua, chế biến gỗ keo tự phát có gắn bàn cân hình thành nhiều năm, gần như không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định pháp luật về đất đai, quy hoạch sử dụng đất, nhưng không hiểu vì sao chính quyền địa phương không thể xử lý dứt điểm. Điều này tiềm ẩn nguy cơ về an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy tại nhiều địa phương trong huyện. 

Theo Sở NN-PTNT Thanh Hóa, đến thời điểm hiện tại, vẫn còn cơ sở, cá nhân vi phạm chưa được xử lý dứt điểm; còn cơ sở chưa chấp hành việc nộp phạt vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả... Trước thực tế trên, Sở NN-PTNT Thanh Hóa kiến nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các địa phương chấp hành nghiêm túc việc kiểm tra, rà soát, xử phạt, khắc phục vi phạm tại các cơ sở thu mua, chế biến gỗ keo đã được nêu tại báo cáo của Sở.

Khu vực chống sạt lở tại xã Hải Long (Như Thanh) được tận dụng làm bãi tập kết keo gỗ. Ảnh: ĐT. 

Khu vực chống sạt lở tại xã Hải Long (Như Thanh) được tận dụng làm bãi tập kết keo gỗ. Ảnh: ĐT. 

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Thanh Hóa, tại huyện như Xuân có 3 cơ sở chế biến gỗ keo vi phạm sử dụng đất; huyện Như Thanh có 11 cơ sở vi phạm; huyện Thạch Thành có 8 cơ sở vi phạm; huyện Thường Xuân có 2 cơ sở vi phạm; huyện Lang Chánh có 2 cơ sở vi phạm; huyện Triệu Sơn có 5 cơ sở thu mua, chế biến gỗ keo đang được kiểm tra, xử lý theo quy định. Các hành vi vi phạm chủ yếu của các cơ sở này là vi phạm sử dụng đất, quy hoạch, xây dựng... Số tiền các cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính lên tới hàng trăm triệu đồng.

Về việc xử lý vi phạm các cơ sở thu mua, chế biến gỗ keo tự phát, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết: Tỉnh sẽ tiếp tục có văn bản chỉ đạo, đồng thời yêu cầu các địa phương rà soát lại, nếu không xử lý triệt để sẽ kiểm điểm các huyện để xảy ra tình trạng nêu trên.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.