| Hotline: 0983.970.780

Vụ 'Nội chiến vùng keo nguyên liệu': Kiểm điểm Chủ tịch huyện Như Thanh, Thạch Thành

Thứ Ba 14/11/2023 , 10:20 (GMT+7)

THANH HÓA Huyện Cẩm Thủy có nhiều cơ sở chế biến keo vi phạm mục đích sử dụng đất, có dấu hiệu gây ô nhiễm nhưng chính quyền địa phương chưa xử lý triệt để vi phạm.

Nhan nhản cơ sở chế biến gỗ keo tự phát

Sau các huyện Như Thanh, Như Xuân, Thạch Thành, Triệu Sơn, phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục xác minh dấu hiệu vi phạm về sử dụng đất tại các cơ sở chế biến gỗ keo trên địa bàn huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa). Đáng chú ý, một số điểm thu mua, chế biến gỗ keo sai mục đích sử dụng nằm gần trụ sở UBND xã, có dấu hiệu ô nhiễm môi trường nhưng chính quyền địa phương không có giải pháp xử lý triệt để vi phạm.

Điển hình phải kể đến cơ sở chế biến gỗ keo của ông Lê Văn Ân (thôn Phi Long, xã Cẩm Long, huyện Cẩm Thủy). Tại đây, chủ cơ sở gỗ keo đã cải tạo mặt bằng làm sân phơi ván bóc, xưởng chế biến gỗ keo, nơi tập kết nguyên liệu. Khu vực tập kết nguyên liệu và bãi thải không được che chắn và có dấu hiệu không đảm bảo về môi trường trong quá trình hoạt động.

Cơ sở chế biến gỗ keo của ông Lê Văn Ân (thôn Phi Long, xã Cẩm Long, huyện Cẩm Thủy). Ảnh: Quốc Toản.

Cơ sở chế biến gỗ keo của ông Lê Văn Ân (thôn Phi Long, xã Cẩm Long, huyện Cẩm Thủy). Ảnh: Quốc Toản.

Theo xác nhận của ông Bùi Văn Chương, Chủ tịch UBND xã Cẩm Long, vị trí đặt cơ sở chế biến gỗ keo chủ yếu là đất thuê thầu của UBND tổng diện tích khoảng 1 ha; mục đích sử dụng đất là để trồng cây lâu năm.

Ông Chương cũng cho biết, khu vực đặt cơ sở chế biến nói trên được quy hoạch là đất sản xuất kinh doanh giai đoạn 2021-2030. Tuy nhiên, đến nay các thủ tục về chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất sản xuất kinh doanh tại cơ sở này vẫn chưa hoàn thành.

Khi được hỏi về việc kiểm tra xử lý vi phạm tại cơ sở gỗ keo sử dụng sai mục đích, ông Chương cho hay: “Đoàn liên ngành đã kiểm tra, xử lý vi phạm về việc sử đụng đất tại cơ sở chế biến này rồi. Trên địa bàn xã Cẩm Long chỉ có mỗi cơ sở chế biến của ông Ân, cho nên xã cũng muốn doanh nghiệp hoàn thành thủ tục về đất đai, nên để doanh nghiệp hoạt động, tạo công ăn việc làm cho bà con”, ông Chương cho biết.  

Tại thôn Trung Độ (xã Cẩm Châu, Cẩm Thủy) tồn tại 4 điểm cơ sở thu mua, chế biến gỗ keo gồm: Cơ sở sản xuất gỗ keo Tình Hương; Công ty TNHH MTV thương mại Nguyễn Minh; cơ sở chế biến gỗ keo Mức Vẻ; cơ sở chế biến keo hộ gia đình ông Lê Văn Dũng. Trong số này, một số hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp và mục đích xây dựng nhà xưởng để thực hiện thu mua, chế biến gỗ keo.

Điểm tập kết nguyên liệu gỗ keo thành phẩm của Công ty TNHH MTV thương mại Nguyễn Minh. Ảnh: Quốc Toản.

Điểm tập kết nguyên liệu gỗ keo thành phẩm của Công ty TNHH MTV thương mại Nguyễn Minh. Ảnh: Quốc Toản.

Điển hình phải kể đến điểm tập kết ván bóc của Công ty TNHH MTV thương mại Nguyễn Minh trên diện tích hơn 2 ha, chủ yếu là đất nông nghiệp. Theo quan sát của phóng viên, điểm tập kết này đã bị cải tạo (đổ bê tông nền) để phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trên diện tích đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng (từ đất nông nghiệp sang đất sản xuất kinh doanh).

Theo xác nhận của chính quyền địa phương, cơ sở này vừa được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận cho doanh nghiệp nhận chuyển nhượng, góp vốn, thuê quyền sử dụng đất cách đây không lâu. Tại thời điểm này (ngày 14/11), doanh nghiệp vẫn chưa được tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án và chưa được thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. 

Cơ sở chế biến gỗ keo Mức Vẻ nằm ngay cạnh đường mòn Hồ Chí Minh. Ảnh: Quốc Toản.

Cơ sở chế biến gỗ keo Mức Vẻ nằm ngay cạnh đường mòn Hồ Chí Minh. Ảnh: Quốc Toản.

Cách đó không xa là cơ sở chế biến gỗ keo Mức Vẻ nằm ngay đường mòn Hồ Chí Minh. Cơ sở này xen kẽ trong khu dân cư, nhưng khu tập kết vật liệu, khu nhà xưởng không được che chắn, có dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường. Được biết, liên quan tới các sai phạm về việc sử dụng đất tại một số cơ sở chế biến gỗ keo nói trên (Công ty Nguyễn Minh), cơ quan chức năng kiểm tra xử lý vi phạm hành chính theo quy định. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, các cơ sở chế biến gỗ keo này vẫn tiếp tục hoạt động dù chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.

Tại huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) xuất hiện cơ sở chế biến gỗ keo của ông Lê Đình Đức (khu phố 6, thị trấn Nưa). Vị trí đất ông Đức sử dụng làm bãi tập kết, xưởng chế biến gỗ keo được quy hoạch là đất khoáng sản (sử dụng đất sai mục đích). Cơ sở này đã được Báo Nông nghiệp Việt Nam phản ánh ở bài trước nhưng chưa được chính quyền địa phương xử lý triệt để vi phạm. 

Tỉnh Thanh Hóa liên tục chỉ đạo, huyện yêu cầu dừng hoạt động cơ sở vi phạm

Trước đó, liên quan tới loạt bài “Nội chiến vùng keo nguyên liệu” do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành văn bản chỉ đạo UBND huyện Như Thanh (Thanh Hóa) làm rõ vấn đề báo nêu, xử lý vi phạm (nếu có) theo đúng quy định pháp luật.

Tiếp đó, ngày 2/11/2023, UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục ban hành văn bản chỉ đạo kiểm tra hoạt động chế biến gỗ keo tại huyện Như Xuân, Thạch Thành sau khi Báo Nông nghiệp Việt Nam phản ánh về tình trạng hàng loạt cơ sở chế biến gỗ keo tự phát, vi phạm sử dụng đất tại các địa phương nói trên.

Mặt bằng cơ sở sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất chế biến lâm sản Tân Tiến (khu phố Hải Tiến, thị trấn Bến Sung) rất nham nhở. Nhiều hạng mục công trình sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh nằm trên đất ở và đất nông nghiệp. Ảnh: Quốc Toản.

Mặt bằng cơ sở sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất chế biến lâm sản Tân Tiến (khu phố Hải Tiến, thị trấn Bến Sung) rất nham nhở. Nhiều hạng mục công trình sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh nằm trên đất ở và đất nông nghiệp. Ảnh: Quốc Toản.

Thực hiện chỉ đạo này, mới đây UBND huyện Như Xuân đã có báo cáo gửi báo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về nội dung rà soát thông tin phản ánh của Báo Nông nghiệp Việt Nam.Theo UBND huyện Như Xuân, các cơ sở chế biến gỗ keo sử dụng đất sai mục đích đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, hộ ông Trần Việt Huệ, Trịnh Văn Hà, Nguyễn Văn Xuân bị xử phạt với tổng số tiền 66,5 triệu đồng. Các cơ sở chế biến gỗ keo này không chỉ vi phạm sử dụng đất mà còn không có hồ sơ về phòng cháy chữa cháy, môi trường.

Đồng thời, sau khi Báo Nông nghiệp Việt Nam phản ánh, UBND huyện Như Xuân tiếp tục ban hành công văn để chấn chỉnh, xử lý hoạt động các cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản trên địa bàn huyện. Yêu cầu các cá nhân vi phạm nghiêm túc chấp hành quyết định xử lý vi phạm. 

Tại báo cáo của Sở NN-PTNT về việc kiểm tra thông tin Báo Nông nghiệp Việt Nam phản ánh về tình trạng hoạt động của các cơ sở thu mua, chế biến gỗ gỗ keo trên địa bàn tại các huyện Như Thanh, Như Xuân, Thạch Thành, đơn vị khẳng định, thông tin phản ánh của Báo phản ánh là đúng sự thật. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 2 huyện chưa có báo cáo tỉnh theo chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh là huyện Như Thanh, Thạch Thành.

Sở NN-PTNT Thanh Hóa đề nghị lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa kiểm điểm trách nhiệm của lãnh đạo UBND huyện Như Thanh, Thạch Thành trong việc chấp hành không nghiêm túc thời gian báo cáo kết quả kiểm tra xác minh theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Liên quan tới vụ "nội chiến vùng nguyên liệu", mới đây, UBND xã Thanh Tân, Mậu Lâm, Xuân Phúc, (Như Thanh) vừa ban hành 3 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân gồm: Ông Hoàng Quốc Việt (Tế Thắng, Nông Cống); Lê Văn Hùng (xã Xuân Thái, Như Thanh); Dương Đình Sơn (xã Xuân Phúc) số tiền 4 triệu đồng vì hành vi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất (đất nông nghiệp sang đất khác) để xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh gỗ keo. Các cá nhân nêu trên cũng bị yêu cầu khôi phục tình trạng ban đầu của đất. Trong khi đó, UBND huyện Như Thanh vẫn chưa có báo cáo cụ thể về hoạt động của các doanh nghiệp chế biến gỗ keo có dấu hiệu vi phạm sử dụng đất, môi trường với lý do: Huyện đang chỉ đạo rà soát, kiểm tra.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất