| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hoá quản lý chặt tái đàn, ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Hai 19/10/2020 , 10:38 (GMT+7)

Để chủ động phòng chống dịch tả lợn châu Phi tái phát, tỉnh Thanh Hóa đã cấp 23.000 lít hóa chất thực hiện tháng tiêu độc khử trùng; lập 3 đội phản ứng nhanh...

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hóa, đến thời điểm này, sau hơn 7 tháng dịch tả lợn châu phi được khống chế, tổng đàn lợn toàn tỉnh đạt 1,2 triệu con (100% so với trước khi dịch xuất hiện).

Sau nhiều nỗ lực tái đàn, đến nay Thanh Hóa đã có 1,2 triệu con lợn, đạt 100% so với thời điểm xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Võ Dũng.

Sau nhiều nỗ lực tái đàn, đến nay Thanh Hóa đã có 1,2 triệu con lợn, đạt 100% so với thời điểm xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Võ Dũng.

Bài liên quan

Ông Đặng Văn Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hóa cho biết, tổng đàn lợn trên địa bàn nhanh chóng được khôi phục là nhờ công tác tái đàn được tỉnh rất chú trọng.

“Ngoài việc yêu cầu các hộ chăn nuôi tái đàn đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học, nhất quyết không cho tái đàn khi chưa đảm bảo an toàn dịch bệnh thì hiện có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi lợn tại Thanh Hóa.

Doanh nghiệp vào đầu tư đã nhập lợn giống ông bà, cụ kỵ, bố mẹ nên về cơ bản tỉnh Thanh Hóa đã chủ động được nguồn con giống trong thời điểm này” – ông Hiệp cho hay.

Tuy nhiên, việc tái đàn nhanh cũng mang đến áp lực, khiến dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ bùng phát. Hiện tại, cả nước có 290 xã thuộc 94 huyện của 28 tỉnh, thành phố có dịch chưa qua 21 ngày. Trong đó, 4 tỉnh giáp ranh với tỉnh Thanh Hóa gồm Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình và Nghệ An hiện đã tái phát dịch tả lợn châu Phi nên nguy cơ dịch bệnh xâm nhập, tái phát và lây lan ra diện rộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là rất lớn.

Thanh Hóa cấp 23 nghìn lít hóa chất thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng. Ảnh: Võ Dũng.

Thanh Hóa cấp 23 nghìn lít hóa chất thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng. Ảnh: Võ Dũng.

Theo ông Hiệp, để phòng chống dịch tả lợn châu Phi tái phát, Thanh Hóa đang tập trung chỉ đạo, tổ chức quản lý chặt chẽ công tác tái đàn, tăng đàn lợn, nhân giống, cung ứng lợn giống; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật.

“Tỉnh Thanh Hóa đã cấp cho các địa phương 23 nghìn lít hóa chất để thực hiện tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng; lập 3 đội phản ứng nhanh; duy trì chế độ báo cáo tình hình dịch bệnh hàng ngày...
Thời gian qua, Thanh Hóa cũng đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình cơ sở chăn nuôi để bảo đảm áp dụng có hiệu quả các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh phù hợp với điều kiện và quy mô chăn nuôi...” – ông Đặng Văn Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hóa cho biết.

Tỉnh Thanh Hóa ra Công điện khẩn phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, ngày 18/10, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra Công điện khẩn Về việc tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống dịch tả lợn châu Phi; kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các cấp; tăng cường lực lượng giám sát dịch bệnh đến tận thôn, bản để phát hiện sớm các ổ dịch, bao vây dập tắt dịch khi còn ở diện hẹp, không để dịch lây lan...

  • Tags:
Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.