| Hotline: 0983.970.780

Thành phố đáng sống nhất Việt Nam có gì thu hút người nhập cư?

Thứ Sáu 09/06/2023 , 11:58 (GMT+7)

Hàng trăm nghìn người đã di cư đến Đà Nẵng để sống, làm việc lâu dài trong hơn chục năm qua.

Bên cạnh cảnh quan thiên nhiên đặc sắc và hạ tầng giao thông bài bản, điều gì làm nên sức hút mãnh liệt của TP đáng đến, đáng sống, đáng đầu tư bậc nhất Việt Nam này?

Thành phố Đà Nẵng nhìn từ trên cao.

Thành phố Đà Nẵng nhìn từ trên cao.

Vì sao mỗi năm tăng… một phường

Theo thống kê, dân số Đà Nẵng hiện có trên 1,2 triệu người và đang không ngừng tăng lên. Trong giai đoạn 10 năm 2009-2019, số dân Đà Nẵng tăng thêm hơn 250.000 người, tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 2,45%, tương đương 24.700 người. Trong đó, tăng dân số cơ học do di cư từ các địa phương khác đến là 10.000-15.000 người/năm, con số này tương đương với số dân gần 1 phường.

Bên cạnh làn sóng di cư từ khắp các tỉnh thành, số lượng người nước ngoài đến Đà Nẵng sống và làm việc cũng đang có chiều hướng gia tăng. Riêng người Hàn Quốc sinh sống, làm việc tại Đà Nẵng hiện đã lên tới 11.000 người. Rất nhiều trong số đó ban đầu chỉ xác định đến Đà Nẵng du lịch, nhưng về sau đã “phải lòng” và gắn bó lâu dài với thành phố vừa có núi, sông và biển này.

Thành phố Đà Nẵng được quy hoạch tốt, đảm bảo môi trường an cư bền vững.

Thành phố Đà Nẵng được quy hoạch tốt, đảm bảo môi trường an cư bền vững.

Hấp lực nào khiến hàng trăm ngàn người đã chọn đây làm quê hương thứ hai để an cư?

Trước hết, phải khẳng định rằng hiếm địa phương nào trên cả nước tiên phong đi đầu phát triển hạ tầng giao thông như Đà Nẵng. Đây là nền tảng cơ bản để xây dựng Đà nẵng thành nơi đáng sống.

Từ chỗ ngăn sông cách núi, “mặt tiền” là bờ sông với những xóm nhà chồ xập xệ, nhếch nhác, bên kia sông là “quận 3” hoang sơ với những bãi biển tuyệt đẹp song vắng bóng người, Đà Nẵng đã tạo nên “kỳ tích sông Hàn” đáng kinh ngạc. Hàng loạt cây cầu mọc lên kết nối đôi bờ. Hầm Hải Vân xuyên núi kết nối Huế - Đà Nẵng hay những tuyến đường lớn kết nối khu vực trung tâm với Bà Nà hay xuôi về Nam đi Hội An, Tam Kỳ… Còn nhiều hướng phát triển mới về giao thông cho Đà thành, ví dụ mới đây Đà Nẵng bắt tay Quảng Nam để nghiên cứu, triển khai tuyến tàu điện ngầm mới.

Sân bay quốc tế Đà Nẵng – cửa ngõ đưa Đà Nẵng ra thế giới cũng được đầu tư lớn. Cuối quý I/2023, 33 đường bay đã được khôi phục, trong đó có 25 đường bay quốc tế và 8 đường bay nội địa. Tổng số chuyến bay đến Đà Nẵng trong quý 1/2023 ước tính đạt 9.300 chuyến với hơn 1,47 triệu lượt khách. Nhiều đường bay quốc tế mới kết nối trung tâm miền Trung Việt Nam với Macau (Trung Quốc), Narita (Nhật Bản), Vientiane (Lào)…

Cầu Trần Thị Lý (Đà Nẵng) lung linh trong đêm.

Cầu Trần Thị Lý (Đà Nẵng) lung linh trong đêm.

Ngoài lợi thế tuyệt đối về hạ tầng, Đà Nẵng còn nhiều điểm ưu việt để duy trì danh hiệu “thành phố đáng sống”.

Anh Thanh Hùng (người gốc Sơn Trà) đã sinh sống và làm việc ở TP.HCM hơn 10 năm. Nhận thấy sự đổi thay chóng mặt của thành phố nơi mình sinh ra, anh Hùng đặt mục tiêu sẽ trở về quê làm việc trong năm nay. “Đã quá quen với cuộc sống bon chen, bận rộn tại Sài Gòn, mỗi dịp về quê tôi như được hồi sinh. Thành phố ngày càng đẹp đẽ, lung linh, không khí trong lành, không tắc đường, khói bụi. Cơ hội việc làm cũng không thiếu, nhất là những ngành về dịch vụ - du lịch. Không có lý do gì tôi lại không quay về Đà Nẵng để cảm nhận cuộc sống hạnh phúc hơn”, anh Hùng tâm sự.

Những người trẻ tìm thấy sự tương đồng trong đời sống đô thị năng động, trẻ trung, hiện đại với cảnh quan đô thị văn minh, phố phường thoáng rộng trong mắt người dân cả nước và du khách quốc tế. Mỗi cư dân thành phố được thụ hưởng cuộc sống đầy đủ tiện ích, hạ tầng dân sinh tiêu chuẩn cao từ trường học, bệnh viện, cơ sở vui chơi giải trí… đến các chính sách về chiêu hiền đãi sĩ, trọng dụng hiền tài của lãnh đạo thành phố. Hạ tầng du lịch được đầu tư với các khu du lịch Sun World Ba Na Hills, các sự kiện như “Lễ hội pháo hoa quốc tế DIFF” …

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động tới mọi mặt đời sống, Đà Nẵng cũng tiên phong ứng dụng KHCN vào các lĩnh vực hành chính công và quản lý đô thị, với mục tiêu phục vụ người dân tốt nhất. Mới đây, thành phố đã được vinh danh là địa phương tiêu biểu thực hiện Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số lần thứ 2 liên tiếp tại giải thưởng "Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam - I4.0 Awards".

Bệ phóng cho tương lai

Giữ vị trí bệ đỡ của nền kinh tế Đà Nẵng, khu vực dịch vụ chiếm đến gần 70% trong cơ cấu nền kinh tế. Năm 2022, lĩnh vực này phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành ước đạt gần 21.000 tỷ đồng (tăng 99,3% so với năm 2021). Đà Nẵng càng nổi tiếng hơn sau khi được Tạp chí Travel & Leisure (Mỹ) bình chọn đứng thứ 3 trong top 10 thành phố du lịch hàng đầu Đông Nam Á và World Travel Award bình chọn là “Điểm đến sự kiện, lễ hội hàng đầu châu Á” vào năm 2022.

Đà Nẵng được WTA bình chọn là Điểm đến sự kiện, lễ hội hàng đầu châu Á 2022.

Đà Nẵng được WTA bình chọn là Điểm đến sự kiện, lễ hội hàng đầu châu Á 2022.

Khai thác tối đa thế mạnh từ du lịch, thành phố với sự chung sức của các Tập đoàn kinh tế lớn đã liên tục đầu tư các sản phẩm, dịch vụ mới, nhằm gia tăng sức hút của ngành công nghiệp không khói. Những cái tên như Sun World Ba Na Hills, công viên châu Á, khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Premier Village Da Nang hay Lễ hội pháo hoa quốc tế DIFF đã trở thành tâm điểm thu hút du khách, đặc biệt là dòng khách hạng sang với mức chi tiêu cao...

Lễ hội sôi động tại quần thể du lịch Sun World Ba Na Hills.

Lễ hội sôi động tại quần thể du lịch Sun World Ba Na Hills.

Cùng với dòng vốn FDI không ngừng được rót vào các dự án lớn, các công ty toàn cầu chọn Đà Nẵng làm đại bản doanh mang đến cơ hội việc làm ngày càng nhiều và đây chính là động lực to lớn để Đà Nẵng hút nhân sự trẻ, chất lượng cao đến làm việc, đầu tư kinh doanh.

Ở chiều ngược lại, việc thu hút dòng di cư lớn từ khắp nơi đổ về cũng tạo ra nhu cầu rất lớn về chỗ ở. Đặc biệt, những dự án nhà ở tại trung tâm thành phố, có đầy đủ hệ thống tiện ích theo mô hình “all in one”, đáp ứng nhu cầu sinh sống lâu dài theo tiêu chuẩn quốc tế, sẽ luôn được săn lùng hàng đầu.

Theo các chuyên gia, Đà Nẵng sẽ còn phát triển bứt phá để trở thành đô thị biển tầm cỡ quốc tế, trung tâm tài chính hiện đại mang tầm khu vực, trung tâm du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp cao và củng cố vị trí “đô thị đáng đến, đáng sống, đáng đầu tư số 1 Việt Nam” với hàng loạt dự án lớn sẽ được triển khai trong tương lai như đô thị sân bay, đô thị sinh thái ven sông… Đây là cơ sở để Đà Nẵng ngày càng thu hút giới thành đạt, chuyên gia nước ngoài… đến nghỉ dưỡng, an cư và làm việc lâu dài.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm