| Hotline: 0983.970.780

Thành phố Thái Nguyên đơn giản hóa thủ tục hành chính về đất đai

Thứ Tư 06/11/2019 , 14:21 (GMT+7)

Chính quyền tạo mọi điều kiện thông thoáng nhất về thủ tục hành chính để giúp đỡ các cá nhân, tổ chức tham gia chuyển đổi đất xen kẹt không thể trồng cấy rau màu sang đất khác.

Để quản lý, tăng giá trị đất đai, tránh lãng phí, lấn chiếm, tranh chấp cùng với những khiếu kiện phức tạp về đất ở, đất giáp ranh, đất vườn, đất liền kề và đảm bảo nguồn thu ngân sách triệt để đối với các loại đất trong nội thị, lại giảm bớt các thủ tục phiền hà trong cấp quyền, giao quyền quản lý đầu tư hạ tầng kỹ thuật về đất đai, ngày 31/7/2017, Chủ tịch UBND. TP Thái Nguyên đã ban hành Quyết định 7619/QĐ-UBND, nhằm công khai danh mục cho gần 100 đầu việc, thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tiến đến quy trình dịch vụ công trực tuyến...

Trung tâm TP.Thái Nguyên.

Trong đó, người dân quan tâm nhất là cách đơn giản hóa về đất đai, vốn là điểm gây nhiều bức xúc và hệ lụy nhất. Từ cách đơn giản hóa đó, đã giúp các thủ tục giải quyết về đất đai luôn được nhanh gọn, chính xác từ tổ phố, đến UBND các xã, phường, rồi các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ của thành phố, tạo ra các điều kiện tốt nhất, để chính quyền được phục vụ người dân một cách chuyên nghiệp.

Qua đó thể hiện rõ mức tăng trưởng trong thu ngân sách liên quan đến đất đai. Nếu như, năm 2015 thu tiền sử dụng đất mới đạt hơn 508 tỷ đồng; năm 2016 thu tiền sử dụng đất đạt hơn 719 tỷ đồng, thì trong năm 2017 thu tiền sử dụng đất tăng gấp đôi, với con số hơn 1.822 tỷ đồng và năm 2018 tiếp tục tăng, khi đạt con số gần 1.990 tỷ đồng. Ưu điểm nhất của việc cải cách thủ tục hàng chính tại thành phố Thái Nguyên là sự hòa của người dân với các cấp chính quyền.

Nỗ lực của thành phố Thái Nguyên đã đạt được chỉ tiêu việc cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho gần 132.000 hộ gia đình, cá nhân với diện tích hơn 15.100 ha, đạt hơn 97,60% kế hoạch. Trong đó đất nông nghiệp đạt hơn 97%, đất phi nông nghiệp được hơn 98%. Quan trọng nhất là phục vụ được 100% số hộ gia đình, cá nhân có đất ở, đất nông nghiệp, đất khác, khi có đủ điều kiện pháp lý đều được TP. cấp chứng nhận quyền sử dụng đất.

Diện tích đất nông nghiệp xen kẹt các khu dân cư, đã được đầu tư bài bản, với tỷ lệ cây xanh, đường phố sạch đẹp, đảm bảo môi trường sống trong lành cho người dân.

Từ lợi thế của thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, với tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là 22.294,4 ha, dân số trên 36 vạn người, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi Bắc Bộ, đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía bắc với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm 32 đơn vị hành chính, với 21 phường và 11 xã.

Tuy nhiên, TP.Thái Nguyên đã có một giai đoạn dài phát triển, mở mang đô thị theo hướng “tự phát”, các khu dân cư bám sát theo các mặt ngõ, phố của trục đường nội thị, nhiều diện tích đất nông nghiệp xem kẹp bị mất lối dẫn vào thửa đất, đành phải bỏ hoang, không thể trồng lúa, màu và cũng không thể chăn nuôi vì mùi hôi thối, gây ô nhiễm...

Do đó, để quản lý, sử dụng có hiệu nhóm đất nông nghiệp gần:14.200ha, cùng nhóm đất phi nông nghiệp gần 8.000 ha, cùng diện tích đất sản xuất xen cư, tỉnh Thái Nguyên đã có Quyết định số 2839/QĐ-UBND ngày 23/12/2013, để điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố Thái Nguyên đến năm 2020.

Trên cơ sở đó, UBND TP. đã giao cho UBND các phường, xã tiến hành rà soát, thống kê hiện trạng sử dụng đất tại các tổ phố, khu dân cư, để xác định rõ nguồn gốc các thửa đất nông nghiệp bị nằm xen kẹt trong các khu dân cư, mà sử dụng không có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, bởi cứ để trồng lúa hoặc trồng cây hàng năm, cây rau màu ngắn ngày, sẽ không có hệ thống tưới tiêu, bên cạnh đó là sâu, chuột, bọ phá hại, không mang lại hiệu quả kinh tế, trường hợp nếu có sử dụng thuốc trừ sâu để diệt trừ sâu bọ hay bón phân, chăm sóc thì gây ô nhiễm môi trường.

Vì vậy các hộ gia đình, cá nhân có đất xen kẹt khu dân cư, đã không sản xuất canh tác nhiều năm mà bỏ hoang hóa, thường xuyên bị ngập, úng và là nơi chứa rác, nước thải của nhiều hộ dân, giao thông lối đi vào nhiều thửa đất không có, việc xác định ranh giới, mốc giới đối với các thửa đất nông nghiệp để hoang hóa là khó khăn và phức tạp, đặc biệt khi có tranh chấp lấn chiếm đất đai giữa các hộ dân, luôn làm khó khăn cho cho chính quyền các cấp, cùng các ngành quản lý nhà nước về đất đai.

Chè Tân Cương luôn là nông sản, đặc sản để tiến khách gần xa của người dân TP. Thái Nguyên.

Từ thực tế đó, những diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân, đất nông nghiệp do các phường xã quản lý, mà nằm xen kẹt trong các khu dân cư, sau khi được đối chiếu với quy hoạch đô thị TP. được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến 2035, lại phù hợp kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt. Thì các diện tích đất nằm xen kẹt trong các khu dân cư, cần phải chuyển mục đích sử dụng đất sang loại đất khác, hoặc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, để sử dụng đất có hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, với mục tiêu của chính quyền cần đạt được là:

Nhà nước không phải thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư. Các hộ gia đình, hay cá nhân muốn thực hiện chuyển đổi đất xen kẹp thì tự thỏa thuận, mua thêm hoặc các hộ liền kề thống nhất để cùng hiến đất làm các công trình phụ trợ phục vụ dân sinh như: Tự bỏ toàn bộ kinh phí để làm đường giao thông ngõ phố đạt tiêu chuẩn, tự hiến đất để trồng cây xanh, lát vỉa hè, xây dựng và đối nối hệ thống cấp, thoát nước TP. đầu tư hạ tầng kỹ thuật điện sinh hoạt, điện đường phố để đảm bảo an toàn, văn minh nơi dân cư mới.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước trong thành phố, sẽ luôn tạo điều kiện và khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng góp sức làm đẹp đô thị, nhằm đạt mục tiêu xanh - sạch - đẹp tại các khu dân cư. Chính quyền tạo mọi điều kiện thông thoáng nhất về thủ tục hành chính để giúp đỡ các cá nhân, tổ chức tham gia chuyển đổi đất xen kẹt không thể trồng cấy rau màu sang đất khác, mục tiêu vừa làm sạch đẹp đô thị, lại tăng thu ngân sách cho nhà nước. Đặc biệt là giải giải quyết chỗ ở, ổn định lâu dài cho người dân có nhu cầu định cư tại TP. xóa bỏ các bờ bụi ô nhiễm môi trường, giảm thiểu về tranh chấp và khiếu nại.

Đặc biệt là góp phần cải thiện, nâng cao đời sống, đáp ứng nhu cầu về nhà ở, đất ở và các công trình xây dựng cho nhân dân các nơi đang tìm đến TP Thái Nguyên để lập nghiệp, an cư.

Đối với chính quyền TP sẽ đạt được hiệu quả cao trong sử dụng đất, giúp cho các cấp, các ngành quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn ngày càng tốt hơn. Cải cách về đất đai của TP, giúp nhà nước được lợi cả đôi đường như: Không phải bỏ kinh phí để giải phòng mặt bằng và làm hạ tầng khu dân cư, hạn chế việc xin cho, góp phần xóa bỏ các “nhóm lợi ích” lợi dụng chính quyền làm công cụ để vẽ dự án, hưởng lợi trên mồ hôi, nước mắt người dân.

Với sân chơi sòng phẳng, nhà nước sẽ thu triệt để tiền sử dụng đất theo đúng quy định pháp luật. Khi hạn chế được lợi ích cá nhân, chính quyền sẽ không còn gặp khó trong tính toán phương án đền bù thu hồi đất, an sinh xã hội đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được ổn định, tạo ra cú hích mới cho môi trường đầu tư vào thị trường bất động sản TP, cùng các lĩnh vực khác mà Thái Nguyên đang có tiềm năng.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh

YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.