Nhìn bề ngoài củ maca gần giống củ đậu |
Đất nước Nam Mĩ Peru là nơi sinh sống của vô vàn những loại thảo dược đặc dụng, mà một trong những loại cây nổi tiếng nhất chính là maca. Với người dân Peru, maca vừa là một thứ “linh thảo” nhưng đồng thời cũng vô cùng gần gũi với tư cách là đồ ăn thức uống hàng ngày.
"Bí kíp" của các chiến binh Inca
Trông bề ngoài, maca rất giống một củ hành mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày.
Maca mọc rất nhiều ở vùng ở vùng khí hậu ẩm ướt trên dãy núi Andes hùng vĩ ở độ cao khoảng 4.000 đến 5.000 mét so với mức nước biển và gắn liền với cuộc sống của cư dân bản địa ở đây từ rất lâu đời.
Hiện nay, người ta đã tìm thấy một số các bằng chứng khảo cổ cho thấy rằng cách đây chừng 2.000 năm, người bản địa Inca ở vùng cao nguyên Junin đã bắt đầu sử dụng maca.
Họ dùng maca để làm lương thực và thuốc chữa bệnh. Họ thấy rằng maca giúp con người nâng cao thể trạng, sức bền, năng lượng, khả năng tình dục và sinh sản. Do vậy, maca luôn được người Inca tôn thờ.
Và tiếng tăm của nó thì ít nhất cũng bắt đầu nổi như cồn cách đây hơn 5 thế kỉ.
Trong suốt thời kì hưng thịnh của đế chế Inca, các chiến binh Inca thường xuyên sử dụng maca trước khi bước vào trận quyết chiến.
Có được maca, họ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, quả cảm hơn rất nhiều và dễ dàng hạ được nhiều thành trì của đối phương.
Nhưng sau khi chinh phục thành trì, một điều lạ là các chiến binh này bị cấm tuyệt đối dùng maca.
Lí do là vì nếu có chút men của maca, các chiến binh sẽ khó lòng “kiềm chế” nổi mình trước hàng ngàn các thiếu nữ xinh đẹp đã nằm hoàn toàn trong tay mình nơi thành trì đó.
Cho nên, để “bảo toàn lực lượng”, không một chỉ huy nào cho phép binh sĩ dưới quyền được sử dụng maca ngoài mục đích chiến đấu.
Sau này, khi thực dân Tây Ban Nha chiếm đóng lãnh thổ Peru, người dân ở đây cũng thường đem maca đến cống nộp thay cho thuế.
Chuột, bò, lợn cũng "mạnh hơn" sau khi ăn maca
Maca được đặt tên khoa học là Lepidium meyenii.
Nông dân Peru thu hoạch củ maca
Đây là một loại cây có rễ giống như một củ cải, thân ngắn và nằm dọc theo mặt đất, chỉ có mỗi chóp đầu cong lên. Maca được thương mại hoá
Đặc tính sinh trưởng, kích cỡ và tỉ lệ của maca khá tương đồng với củ cải.
Trong các nghiên cứu khoa học gần đây, người ta phát hiện ra rằng maca có thành phần bao gồm các chất như sterols, uridine, acid malic, macamide, glucosinolate…
Rất nhiều các hợp chất có trong maca tác động tích cực đến hệ thần kinh trung ương, làm kích thích tăng lượng hormon.
Rễ của cây maca thường được sấy khô và bảo quản lâu ngày (có thể lên đến 7 năm).
Khả năng thần diệu của loại thảo dược xứ Peru này đã thu hút rất nhiều các chuyên gia về dược học của phương Tây tìm hiểu, nhất là ở phương diện tình dục học.
Năm 1961, một nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cho thấy maca nâng cao khả năng sinh sản của chuột. Trong các dịp lễ hội thường niên để tôn vinh maca tại Junin, người ta thấy bày la liệt các sản phẩm từ loại thực vật này.
Người Peru làm bánh quy, bánh bao, cháo, khoai tây ra và các đồ uống xay hoà cùng với maca.
Tất cả đều có một hương vị rất dễ chịu. Maca đã đi vào cuộc sống của người dân nơi đây.
Chuột cái và chuột đực muốn “gặp nhau” thường xuyên hơn sau 2, 3 tuần ăn maca.
Những thử nghiệm tương tự với lợn ghinê, bò đều cho kết quả tương tự.
Thế mà tại Peru, nhất là ở vùng Andes, maca mọc nhiều và phổ biến đến độ người dân ở đây sử dụng nó như một thứ thức ăn hàng ngày của cả người lẫn gia súc.
Họ phơi maca khắp sân nhà, tích trữ trong kho để ăn dần.