Khi đang ở trong tình trạng mắc những bệnh này, hãy tránh xa tỏi nếu không muốn rước thêm bệnh vào người.
Tỏi từ lâu đã trở thành gia vị không thể thiếu trong góc bếp gia đình. Không chỉ thơm ngon, tỏi cũng được cho là trị nhiều bệnh và có tác dụng tốt trong việc mang đến vận may và xua đuổi khí độc. Tuy nhiên, nếu không biết những trường hợp phải kiêng ăn tỏi sau thì có thể bạn sẽ rước thêm bệnh vào người.
Dưới đây là những người không nên ăn tỏi:
- Bệnh nhân có chứng âm hư, nội nhiệt, thai sản, đậu trẩn, đau mắt, mũi răng cổ, lưỡi không nên dùng tỏi.
- Khi đói bụng, ăn tỏi nên ăn kèm với thực phẩm khác, vì chất allixin trong tỏi dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, gây rát dạ dày.
- Tỏi có vị cay, tính nóng, nên người mắc các bệnh về gan khi ăn tỏi sẽ gây kích thích mạnh, tình trạng nóng gan sẽ nặng hơn, lâu dài dẫn đến tổn thương gan.
- Người huyết áp thấp không nên ăn tỏi, vì nguy cơ làm hạ huyết áp.
- Người bị tiêu chảy không nên ăn tỏi, vì allicin trong tỏi làm tăng kích thích thành ruột, ngoài ra, còn dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề.
- Người bị bệnh về mắt không nên ăn tỏi. Tỏi có thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt sẽ được các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế ăn tỏi.
- Người đang trong thời gian sử dụng thuốc không nên ăn tỏi. Giống như ớt và nhiều loại gia vị cay khác, tỏi có một vài tác dụng phụ đối với những người bị bệnh nặng và đang sử dụng thuốc.
Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS... người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.
Những lợi ích của tỏi với sức khỏe
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tỏi giúp giảm cân, giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, hạ triglycerid. Tỏi còn phòng ngừa bệnh tim mạch. Theo các nghiên cứu, tỏi có thể giảm 38% nguy cơ mắc bệnh tim, giảm hơn 50% đau tim và đột quỵ.
Tỏi còn có tác dụng giảm huyết áp do giảm độ nhớt của máu. Lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng giãn cơ, giãn mạch máu, từ đó dẫn tới giảm huyết áp. Với người bệnh tiểu đường ăn vài tép tỏi có thể giúp hạ đường huyết tự nhiên.
Ngăn ngừa ung thư
Tỏi làm giảm nguy cơ mắc ung thư đường ruột. Thành phần của củ tỏi ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite, ngăn cản sự hình thành nitrosamine, giúp phòng ngừa ung thư dạ dày.
Vì có chức năng thải độc nên tỏi còn có thể ngăn cản sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng, chất gây ung thư đối với cơ thể. Các chất Germanium và selen trong tỏi giúp chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Với người bệnh ung thư, tỏi có tác dụng làm chậm tăng trưởng của khối u, giảm kích thước khối u. Vì vậy, tỏi hỗ trợ và kiểm soát nhiều bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư bàng quang.
Tỏi phòng cúm
Trong củ tỏi có chất sulfur giúp kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Sử dụng tỏi hằng ngày giúp dự phòng cảm cúm và các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Việc ăn tỏi sống mỗi ngày giúp giảm 63% nguy cơ bị cảm cúm, giúp rút ngắn 70% thời gian bị cảm, phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Tốt cho xương khớp
Các chất trong tỏi như vitamin C, vitamin B6, mangan, kẽm cùng các chất chống oxy hóa và enzyme, tác dụng tốt trong việc ngăn chặn thoái hóa xương, nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp xương chắc khỏe hơn.
Với phụ nữ, việc ăn tỏi giúp làm chậm quá trình loãng xương bằng cách tăng cường nội tiết tố estrogen. Đối với những người mắc bệnh về xương khớp, tỏi có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức rõ rệt.
Ngoài ra, tỏi còn có thể giúp phòng chống bệnh suy giảm trí nhớ, bệnh Alzeimer. Với phụ nữ, tỏi cũng giúp họ có làn da đẹp.