| Hotline: 0983.970.780

Tháo gỡ khó khăn trong lắp đặt, sử dụng hệ thống giám sát tàu cá

Thứ Năm 16/06/2022 , 13:39 (GMT+7)

'Thời gian tới, khi tiến hành kiểm tra, đơn vị nào có nhiều vấn đề sẽ bị yêu cầu ngưng cung cấp dịch vụ', Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) nói.

Đầu cầu Cục Kiểm ngư, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT). Chủ trì cuộc làm việc là ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản.

Đầu cầu Cục Kiểm ngư, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT). Chủ trì cuộc làm việc là ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản.

Chiều 16/6, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) sẽ chủ trì họp chuyên đề đánh giá tình hình và giải pháp tháo gỡ khó khăn về việc lắp đặt, giám sát, vận hành và quản lý hệ thống giám sát tàu cá sau loạt bài “Giám sát hành trình “hành” ngư dân - Rào cản gỡ “thẻ vàng” đăng trên Báo Nông nghiệp Việt Nam đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội và đặc biệt là ngư dân.

Thành phần họp gồm: Lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư, Vụ Pháp chế, Thanh tra, Vụ Khai thác thủy sản, Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế; Trung tâm Thông tin thủy sản, Báo Nông nghiệp Việt Nam và đại diện Chi cục Thủy sản 28 tỉnh, thành phố ven biển.

Lãnh đạo Tổng cục Thủy sản nghe báo cáo về tình hình sử dụng, quản lý thiết bị giám sát hành trình tàu cá.

Lãnh đạo Tổng cục Thủy sản nghe báo cáo về tình hình sử dụng, quản lý thiết bị giám sát hành trình tàu cá.

Ngoài ra còn có 10 nhà cung cấp thiết bị giám sát tàu cá, gồm: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Công ty L’ Trần, Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Viettel, Công ty Vishipel, Công ty TNHH Zunibal Việt Nam, Công ty HTC, Công ty Khánh Hội, Công ty TNHH Phát triển công nghệ điện tử Bình Anh, Công ty Cổ phần thiết bị điện - Điện tử Bách Khoa.

Trước đó, ngày 3/6, sau khi Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng tải được 3 kỳ, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) đã có văn bản gửi một số đơn vị cung cấp thiết bị yêu cầu thực hiện các quy định liên quan tới thiết bị giám sát hành trình tàu cá sau loạt bài viết phản ánh của Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Vấn đề lắp đặt, vận hành và quản lý hệ thống giám sát tàu cá đang có nhiều bất cập.

Vấn đề lắp đặt, vận hành và quản lý hệ thống giám sát tàu cá đang có nhiều bất cập.

Tất cảTổng thuật

17 giờ 30

Đơn vị nào không đảm bảo chất lượng sẽ bị yêu cầu ngưng cung cấp dịch vụ

z3497246915049_3918a2289b2175f159298bfdd2655e77

Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phát biểu kết luận cuộc họp.

Kết luận tại hội nghị, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) lưu ý:

Trên cơ sở phản ánh của các cơ quan báo chí, địa phương, người dân, trong thời gian tới các đơn vị liên quan cần khẩn trương triển khai một số việc sau: Về phía Tổng cục Thủy sản, sẽ thành lập đoàn kiểm tra tại thực địa, tại nhà cung cấp thiết bị... để xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về chủ thể nào.

Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng nhất là xây dựng được cơ sở pháp lý, do đó các đơn vị liên quan của Tổng cục rà soát, xác minh kỹ những phản ánh từ địa phương, nghiên cứu đưa vào Nghị định 42, Nghị định 26 quy định hành vi vi phạm, trách nhiệm thuộc về chủ thể nào. Đặc biệt, phải tham mưu để điều chỉnh những quy định về điều kiện đối với các đơn vị cung cấp thiết bị.

Về chất lượng thiết bị, theo ông Hùng cần sớm ban hành quy chuẩn Việt Nam về thiết bị giám sát hành trình. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp phải cập nhật thông tin trên hệ thống thường xuyên để tạo thuận lợi cho công tác quản lý.

Về phía địa phương, tiếp tục đôn đốc việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, rà soát hướng dẫn quy trình theo dõi, quản lý, vận hành, xử lý... liên quan tới thiết bị này. Bên cạnh đó, căn cứ vào những quy định của Tổng cục Thủy sản về quản lý đối với tàu từ 24 m trở lên để xây dựng quy định quản lý cho các tàu từ 15-24 m. Ngoài ra, thường xuyên lập các đoàn thanh, kiểm tra việc thực hiện của ngư dân, doanh nghiệp liên quan tới thiết bị giám sát hành trình, chủ thể nào thực hiện không nghiêm túc cần có biện pháp xử lý triệt để.

Về phía đơn vị cung cấp thiết bị, ông Hùng đề nghị: Các đơn vị đã tiến hành kinh doanh thu lãi thì phải có chính sách dịch vụ, hậu mãi tương thích. Thời gian tới, các đơn vị phải cung cấp đường dây nóng cho Tổng cục Thủy sản, công khai trên website để kịp thời xử lý các tình huống. Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát, cập nhật, chuẩn hóa các thông tin trên hệ thống, tạo thuận lợi cho quản lý, giám sát, khắc phục khi có sự cố xảy ra.

“Thời gian tới, khi tiến hành kiểm tra, đơn vị nào có nhiều vấn đề sẽ bị yêu cầu ngưng cung cấp dịch vụ”. ông Hùng nhấn mạnh.

17 giờ 30

Cuộc họp tháo gỡ khó khăn trong lắp đặt, sử dụng hệ thống giám sát tàu cá kết thúc

PV Đinh Tùng trả lời về một số nội dung đáng chú ý sau khi cuộc họp tháo gỡ khó khăn trong lắp đặt, sử dụng hệ thống giám sát tàu cá kết thúc.

16 giờ 50

Cần đường dây nóng để phối hợp xác định nguyên nhân mất kết nối thiết bị

z3497204439271_3e4f72c9915e98ce468c4a84f889480f

Sau khi tiếp thu ý kiến các địa phương, bà Phan Thị Huệ (ảnh), Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Tổng cục Thủy sản đặt một số câu hỏi cho các nhà cung cấp:

- Đối với giải pháp khắc phục trường hợp mất kết nối nhờ xem trực tiếp thiết bị để người trên biển và trên bờ đều có thể theo dõi. Tuy nhiên, khi thiết bị này cũng bị mất kết nối thì làm thế nào?

- Đối với trường hợp thiết bị bị mất kết nối, cán bộ trực ca Trung ương, địa phương liên hệ với chủ tàu và thuyền trưởng lúc được, lúc không. Sau đó, quá 10 ngày mới có quy trình thông báo đến các đơn vị. Liệu có thể đưa ra cơ chế, đường dây điện thoại thông báo ngay, nhờ đó cán bộ trực ca có thể liên hệ với nhà cung cấp thiết bị để xác định nguyên nhân mất kết nối do lỗi kỹ thuật hay từ phía người dân?

"Cần có nghiên cứu để có phải pháp cung cấp số điện thoại, đường dây nóng ở tất cả các khu vực nhằm khắc phục vấn đề thiết bị hỏng, mất kết nối", Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Tổng cục Thủy sản đề xuất.

Bà Huệ đồng quan điểm với VNPT về trường hợp rủi ro thiết bị hỏng khoảng 5-10% của VNPT, nếu vượt quá phần trăm này thì lỗi kỹ thuật này đồng nghĩa với việc thiết bị không đảm bảo chất lượng và đó là trách nhiệm của nhà cung cấp. Như vậy, văn bản của VNPT gửi cũng là cơ sở để xác định lỗi do nhà cung cấp hay do ngư dân khi thiết bị hỏng, mất tín hiệu. Với góc độ là nhà cung cấp và người thụ hưởng dịch vụ đưa ra, hợp đồng của VNPT cũng cần phải ghi rõ trách nhiệm các bên để khi vấn đề xảy ra có thể có căn cứ để xử lý.

Cuối cùng, bà Huệ đặt câu hỏi về việc khôi phục dữ liệu khi thiết bị bị tắt trong quá trình hoạt động trên biển, nếu thời gian ngắt là 10 ngày, có thể khôi phục dược lộ trình trong 10 ngày tàu đã đi đâu về đâu hay không?

16 giờ 30

Tùy trường hợp, có thể phạt chủ tàu hay nhà mạng

Bày tỏ quan điểm tại cuộc họp, ông Đỗ Chí Sĩ (ảnh), Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau, cho rằng các nhà mạng không có lỗi, chủ tàu cũng không có lỗi. Trong khi theo quy định, tàu mất kết nối là phải xử phạt, vì vậy tùy từng trường hợp cụ thể mà Cà Mau sẽ phạt chủ tàu hay nhà mạng.

“Theo đó, trong quy định, nếu tàu mất kết nối Cà Mau sẽ phạt chủ tàu chứ cơ quan quản lý nhà nước như Chi cục Thủy sản không thể đi tìm nguyên nhân lỗi tại sao tàu lại mất kết nối được”, ông Đỗ Chí Sĩ chia sẻ.

Lãnh đạo Chi cục Thủy sản Cà Mau cho biết, những lỗi tàu cá mất kết nối đã từng xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến việc hỗ trợ cước giám sát hành trình của Cà Mau. Dữ liệu bị mất sẽ không có căn cứ để hỗ trợ cho chủ tàu.

“Việc mất dữ liệu này nhà mạng cần xem xét lại trách nhiệm của mình. Ngoài ra Tổng cục Thủy sản cũng cần đề nghị những giải pháp để đồng bộ lại dữ liệu trong thời gian tàu mất kết nối”, ông Đỗ Chí Sĩ đề xuất.

16 giờ 20

Bất cập trong quá trình đồng bộ dữ liệu và hỗ trợ cước phí cho ngư dân

Nhập chú thích ảnh

Đại diện Vishipel phát biểu về thiết bị giám sát hành trình tàu cá do đơn vị này cung cấp.

Hiện nay Vishipel là đơn vị có hệ thống đồng bộ, đảm bảo thông tin xuyên suốt, nhanh chóng hỗ trợ khách hàng. Liên quan đến những phản ánh về lỗi phát sinh liên quan đến thiết bị, Vishipel có chính sách bảo hành 12 tháng, hỗ trợ 1 đổi 1 khi phát hiện lỗi.

Liên quan đến cước phí, phía Vishipel cho rằng cần xem xét và trao đổi thêm giữa nhà nước, người dân và nhà cung cấp. Khi thực hiện cấp dịch vụ cho khách hàng A, các nhà cung cấp sẽ phải trả một khoản phí dể thực hiện hòa mạng cho tàu, và phải thông báo và trả thêm một khoản cước khi tàu rời hệ thống hoặc hủy kích hoạt. Việc thực hiện hành động này thường xuyên sẽ độn phí vệ tinh lên rất cao. Nhà cung cấp dịch vụ rất khó có thể xác định và khoanh vùng khoảng thời gian tàu nằm bờ.

Phía Vishipel mong có một bộ phận xác nhận để từ đó xem xét các chính sách cước hợp lý. Hơn nữa, thiết bị của Vishipel có trang bị hệ thống pin dự phòng để đảm bảo hoạt động trên biển, đồng thời phòng trường hợp ngư dân ngắt nguồn dẫn đến mất thông tin. Tuy nhiên, khi ngư dân về bờ, hệ thống vẫn tiếp tục phát dữ liệu. Đây là những vấn đề gây khó khăn trong quá trình tính toán giải pháp kỹ thuật và biện pháp quản lý triệt để liên quan đến cước.

Vishipel đã có một số đề xuất: Thứ nhất, Vishipel mong các cơ quan có thẩm quyền xem xét tỉ lệ mất bản tin để đạt được tiêu chuẩn về chất lượng của dịch vụ khoảng 3%. Vishipel đã tham khảo một số tiêu chuẩn quốc tế cho tàu hàng, chấp nhận mất 5% thông tin. Thứ hai, về vấn đề trễ dồng bộ từ các nhà cung cấp dịch vụ (hiện tại là 6 tiếng), Vishipel đề xuất nới rộng khoảng thời gian cho phép đồng bộ lên 12 tiếng, hoặc đồng bộ dữ liệu lịch sử định kỳ (1 tuần/lần).

16 giờ 15

Tàu nằm bờ vẫn bị thu cước phí: Nhìn chung lỗi là từ phía khách hàng

z3497113925063_b493b471983a0323dee959377d92b86b

Đại diện Công ty TNHH viễn thông Khánh Hội phát biểu.

Đại diện Công ty TNHH viễn thông Khánh Hội cho rằng: Các thiết bị giám sát hành trình tàu cá bị lỗi có hai nguyên nhân - Do lỗi kỹ thuật của thiết bị và ngư dân không đóng cước nên bị ngắt kết nối. Về phía doanh nghiệp, khi hết hạn cung dịch vụ luôn có đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng thông tin cho người dùng. Tuy nhiên, nhiều khách hàng không hoặc chưa nộp cước phí tại thời điểm đó, thời gian trôi đi nhà mạng sẽ tiến hành ngắt kết nối, lúc này ngư dân sẽ đổ lỗi tại nhà mạng không thông tin là chưa chính xác.

Về mức thu cước phí của các đơn vị có sự khác nhau là tùy vào giải pháp mà nhà cung cấp đó triển khai. Việc tàu nằm bờ vẫn bị thu cước phí, nhìn chung lỗi là từ phía khách hàng. Bởi lẽ một số doanh nghiệp khi khách hàng ngưng sử dụng dịch vụ mà có thông báo thì nhà cung cấp dịch vụ sẽ tạm thời bảo lưu, treo, điều chỉnh cước phí. Tuy nhiên, hiện nay nhiều tàu không đóng cước phí nhưng không có thông báo thì nhà cung cấp dịch vụ không rõ tàu đang nằm bờ hay đi biển nên vẫn tiến hành thu cước như bình thường.

Về bảo hành bảo trì, khi có sự cố doanh nghiệp thông qua các đại lý xử lý bằng cách xử lý nhanh hoặc tháo thiết bị mang đi sửa chữa, khi sửa xong, lắp đặt trở lại sẽ có niêm phong, báo cáo, hình ảnh gửi các đơn vị chức năng.

Về ngắt kết nối, nếu người dùng không đóng cước sẽ tiến hành ngắt kết nối, khi mở kết nối nhà cung cấp phải thu cước đây là điều không cần bàn cãi. Do đó, để giải quyết bài toán tàu nằm bờ vẫn bị thu cước thì các địa phương cần có hướng dẫn người dân thông báo lại với đơn vị quản lý để nhà cung cấp nắm được, từ đó điều chỉnh mức phí cho phù hợp. Việc xác định lỗi niêm phong, kẹp chì cần căn cứ vào biên bản khi lắp đặt, nếu lắp đặt mà không có biên bản thì việc xác định lỗi sẽ chính xác hơn.

16 giờ 05

Viettel khẳng định “khách hàng đang sử dụng dịch vụ bình thường”

Nhập chú thích ảnh

Đại diện Viettel phát biểu tại buổi làm việc.

Viettel là một trong những đơn vị đầu tiên triển khai thiết bị giám sát tàu cá. Tuy nhiên, ngư dân cho biết thiết bị của nhà cung cấp này có nhiều lỗi, có tàu cá phải nằm bờ đến 8 tháng để chờ được sửa lỗi… những thông tin này đã được phản ánh trên Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Đại diện Viettel phản hồi, hiện đơn vị này đang cung cấp dịch vụ thiết bị giám sát tàu cá có tên S-Tracking, việc thực hiện cung cấp dịch vụ tuân thủ các quy định của cơ quan nhà nước và có quy trình quản lý như các dịch vụ viễn thông khác. Quy trình về mặt cung cấp đã có những văn bản hướng dẫn về bảo hành và xử lý sự cố.

Ở thời điểm hiện tại, Viettel khẳng định “khách hàng đang sử dụng dịch vụ bình thường”. Đối với trường hợp cụ thể khách hàng sử dụng thiết bị lỗi, hỏng được phản ánh trên Báo Nông nghiệp Việt Nam, đại diện này cho biết hệ thống tiếp nhận bảo hành không ghi nhận lịch sử bảo hành của chủ tàu. Tuy nhiên, cơ quan này sẽ tiếp tục làm việc để xử lý vụ việc.

Trên tinh thần cầu thị, tiếp thu ý kiến khách hàng, Viettel sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng mua thiết bị giám sát hành trình tàu như có đầu số hotline để phục vụ khách hàng 24/24 được công bố trên website của Viettel: 18008000.

Viettel cũng tổ chức luồng ứng cứu sự cố, đổi tạm thiết bị mới cho khách hàng trong thời gian sửa chữa, bảo hành thiết bị hỏng, chương trình này áp dụng với cả các thiết bị đã hết thời gian bảo hành.

Bên cạnh đó, Viettel cũng có điểm tiếp nhận ý kiến phản ánh trực tiếp của người dân ở khắc các tỉnh thành để kịp thời hỗ trợ khách hàng. Đại diện Viettel cũng bổ sung sẽ rà soát các vấn đề được Báo Nông nghiệp Việt Nam đưa ra. Kể từ khi báo có phản ánh, Viettel đã có chỉ thị đến các cơ sở tại 28 tỉnh thành về việc rà soát thông tin sai lệch ở thiết bị và chủ tàu và rà soát công tác kẹp chì… Sau khi có phản hồi từ các tỉnh, đơn vị sẽ báo cáo lại tiến độ thực hiện. Sắp tới, Viettel sẽ tổ chức kiểm tra một lần nữa để xử lý, khắc phục vấn đề.

15 giờ 50

Đại diện VNPT: Tàu rung lắc nên lỏng thẻ sim

z3497042971400_cdb4bc90a4017a083e667392d18935b5

Đại diện VNPT thông tin về quá trình sử dụng, bảo hành thiết bị.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Trung Tâm, Trưởng phòng Công nghệ thông tin của VNPT, thừa nhận có tình trạng tàu cá của ngư dân mất kết nối thiết bị giám sát hành trình do lỏng thẻ sim như Báo Nông nghiệp Việt Nam đã phản ánh.

“Tuy nhiên số lượng trường hợp xảy ra không nhiều. Lí do đến từ việc tàu hoạt động trên biển bị rung lắc dẫn đến tình trạng lỏng thẻ sim. Chúng tôi đã có phương án khắc phục là khay cố định sim. Theo cáo cáo, hiện nay lỗi lỏng thẻ sim hầu như không còn”, ông Nguyễn Trung Tâm cho biết.

Đại diện VNPT cho rằng không phải tất cả các trường hợp mất kết nối đều bị lỏng thẻ sim. Tuy nhiên nếu xảy ra tình trạng lỏng thẻ sim, bộ phận kỹ thuật của VNPT đều kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn ngư dân tắt máy, khởi động lại.

“Tuy nhiên để biết thẻ sim có thực sự bị lỏng hay không thì rất khó. Thiết bị của VNPT có 2 chức năng: giám sát tàu cá và chế độ thoại. Khi sử dụng chế độ thoại liên tục sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn và hiệu suất hoạt động của thiết bị. Vì vậy, việc tàu lớn sử dụng nguồn ắc quy lớn sẽ đảm bảo được tín hiệu”, ông Tâm chia sẻ.

Liên quan đến vấn đề cước gọi, cước thuê bao, cước giám sát phát sinh, đại diện VNPT nhận trách nhiệm trong thời gian đầu đã triển khai quá nhanh dịch vụ tại các địa phương dẫn đến việc truyền thông cho bà con ngư dân chưa được đầy đủ. Ngoài ra, ông Nguyễn Trung Tâm khẳng định dịch vụ và những ứng dụng của VNPT luôn hoạt động 24/7, khách hàng có thể truy cập và nhận được cảnh báo liên tục.

“Tuy nhiên khi có cảnh báo khách hàng cũng cần xử lý trực tiếp. Nhà cung cấp rất mong muốn hỗ trợ bà con nhưng cũng mong nhận được sự phối hợp của bà con”, đại diện VNPT bày tỏ.

15 giờ 35

Có tình trạng nhà mạng tự ngắt kết nối, sau đó thu lệ phí cao khi tái kích hoạt

Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đã hỗ trợ Bình Thuận rất nhiều trong công tác quản lý. Đến nay Bình Thuận đã lắp đặt cho gần 99% số tàu, và mới đây đã trình lên Hội đồng UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ, hướng tới đạt 100% số tàu được lắp đặt thiết bị.

Qua giám sát từ đầu năm đến giờ, Chi cục Thủy sản Bình Thuận đã phát hiện 18 trường hợp vượt biên giới (trong vòng 15 phút đến 1 tiếng, nhiều nhất là 2 tiếng) và đã có đội phản ứng nhanh xử lý kịp thời.

Tuy nhiên, ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận cho rằng vẫn còn nhiều vướng mắc trong hệ thống giám sát. “Chúng tôi nhận rất nhiều báo cáo mất kết nối 10 ngày, nhưng cho khi kiểm tra rà soát, phần lớn các tàu đã về bến đậu”.

Về vấn đề xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 56 có nêu một số điều khoản về vi phạm hành chính với trường hợp mất kết nối thiết bị, nhưng Điều 64 căn cứ vào phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ không nêu vấn đề liên quan đến thiết bị giám sát hành trình, khiến các cơ quan gặp khó khăn trong việc quyết định xử lý vi phạm.

Ông Huy cho rằng cần thêm căn cứ cơ sở để làm rõ các điểm này. Liên quan đến việc cung cấp thiết bị từ nhà mạng, tình trạng hiện tại đang vô cùng phức tạp. Đã có một số báo cáo về việc nhà mạng tự ngắt kết nối sau khi các tàu không đóng phí. Khi có yêu cầu kết nối lại, các nhà mạng thường thu lệ phí tái kích hoạt rất cao: L Trần 1.000.000 đồng/lần; Bình Anh 820.000 đồng/lần; Đài Thông tin duyên hải Đà Nẵng (Vishipel) 385.000 đồng, …, chưa kể quá trình thu phí rất phức tạp, gây trễ các chuyến biển của ngư dân. Ông Huy cho rằng Tổng cục cần có biện pháp xử lý do các nhà mạng chưa có biểu hiện khắc phục.

15 giờ 25

Bảo hành thiết bị giám sát hành trình kém, ngư dân bức xúc

Đại diện Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tỉnh có 2.874 tàu cá đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình từ 7 đơn vị. Thiết bị do Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Đài Thông tin duyên hải Đà Nẵng (Vishipel) cung cấp được đánh giá có chất lượng và dịch vụ hậu mãi tốt. Trong khi đó, công tác một vài nhà cung cấp, trong đó có Trung tâm phát triển dịch vụ công nghệ cao không đạt yêu cầu.

"Trung tâm Phát triển Dịch vụ Công nghệ cao đã lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá cho 60 tàu ở Quảng Ngãi. Tuy nhiên, người dân rất bức xúc khi thiết bị phát sinh vấn đề lại không được sửa chữa, bảo hành", đại diện Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho biết và đề nghị Tổng cục Thủy sản có ý kiến, làm việc với đơn vị cung cấp.

Đại diện cơ quan thủy sản cho biết tỉnh Quảng Ngãi cũng đề cập tới tình trạng mất kết nối với tàu cá. Lý do có thể xuất phát từ các thuyền trưởng, chủ tàu nhưng khi được mời lên làm việc, họ xuất trình đầy đủ các biên bản, giấy tờ do đơn vị lắp đặt cung cấp và đổ lỗi cho do nguồn điện không ổn định.

Theo vị đại diện này, phía đơn vị cung cấp đang đứng về phía chủ tàu và thuyền trưởng, như vậy cơ quan quản lý không có cơ sở xử lý những trường hợp tàu mất kết nối. Các đơn vị cung cấp, đặt biệt là Viettel để tình trạng kẹp chì của thiết bị không được quản lý chặt chẽ, để chủ tàu, thuyền trưởng tự ý sử dụng dẫn đến tình trạng các tàu cá có thể tự ý ngắt kết nối và tiếp tục vi phạm.

Vị đại diện này đề nghị Tổng cục Thủy sản làm việc với các đơn vị cung cấp để chấn chỉnh và quản lý tình trạng chặt chẽ hơn. "Phần lớn tàu lưới kéo lắp đặt xong thiết bị từ năm 2020 nhưng đã ngắt kết nối, đa số hoạt động ở tỉnh ngoài, mặc dù tỉnh đã báo cáo là lắp đặt thiết bị được 88,20% song thực tế số tàu duy trì rất thấp", người này cho biết. Do đó, ông đề nghị Tổng cục quan tâm, hỗ trợ Quảng Ngãi vận động lắp đặt thêm thiết bị giám sát và quản lý số tàu đã lắp đặt.

15 giờ 15

Bất cập tàu đi biển phải phụ thuộc vào nhà cung cấp thiết bị

gsht

Việc mất kết nối của máy giám sát hành trình sẽ phát sinh nhiều hệ lụy đối với ngư dân và cơ quan chức năng quản lý phương tiện nghề cá theo quy định của pháp luật. Ảnh: Minh Sáng.

Ông Nguyễn Đức Hoàng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông tin: Hiện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành quy chế yêu cầu các tàu khi vươn khơi nếu mất kết nối sau 6 tiếng phải báo cáo về trung tâm giám sát, mất kết nối 10 ngày mà không quay trở lại bờ thì lực lượng Biên phòng, thanh tra sẽ tiến hành xử lý theo quy định.

Đối với những tàu mất kết nối 6 tiếng, Chi cục Thủy sản sẽ lập tức thông tin cho lực lượng Bộ đội Biên phòng, địa phương, chủ tàu để thông báo tới thuyền trưởng trên tàu kết nối trở lại. Những tàu mất 10 ngày khi trở về bờ các cơ quan quản lý liên quan sẽ tới xác minh, nếu vi phạm sẽ tiến hành xử lý.

Tuy nhiên, có trường hợp chủ tàu thực hiện rất đúng quy định, thiết bị nguyên trạng ban đầu, đóng cước phí đầy đủ nhưng vẫn mất tín hiệu mà không biết nguyên nhân từ đâu, tàu không thể khắc phục phải quay lại bờ. Điều này tạo ra rất nhiều bất cập, gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động của các tàu.

“Trước đây người dân đi biển thấy dễ dàng, thuận lợi, bây giờ mỗi lần tàu ra biển đánh bắt lại phải phụ thuộc vào nhà cung cấp thiết bị giám sát hành trình, đây là một điều rất bất cập”, ông Hoàng băn khoăn.

15 giờ 05

Thông tin từ phía đầu cầu Cục Kiểm ngư, Tổng cục Thủy sản

z3497031581330_04ad561c364d1ea9a31eff9eee68ca42

Đại diện các nhà cung cấp thiết bị tham gia cuộc họp tại đầu cầu Cục Kiểm ngư, Tổng cục Thủy sản.

15 giờ 00

Cà Mau: Xác định thẩm quyền các bên tham gia giám sát hành trình

Cà Mau đã tham gia lắp đặt giám sát hành trình từ sớm, và hiện tại có thể nắm bắt thông tin về 70 - 80% số tàu trên biển. Đây là dấu hiệu tích cực của ngành thủy sản trong công tác quản lý tàu cá, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn trong quá trình thực hiện.

Về xác định nguyên nhân mất kết nối thiết bị giám sát hành trình, các bên tham gia cho rằng do hiện nay chưa có quy chuẩn quốc gia về giám sát hành trình. Ông Nguyễn Việt Triều, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau, cho biết kể cả có quy chuẩn, mâu thuẫn vẫn sẽ luôn tồn tại và làm cơ sở để quy trách nhiệm, từ đó xử lý các vấn đề phía sau. Vấn đề Chi cục Thủy sản địa phương có thể có thẩm quyền dể xác định chất lượng kết nối, nguyên nhân mất kết nối và đưa ra xử phạt cần được nghiên cứu sâu hơn trong thời gian tới.

Về chất lượng dịch vụ của nhà mạng với khách hàng, ông Triều trực tiếp chia sẻ, “Chúng ta cũng không thể gán ghép cho nhà mạng bán một thiết bị tầm 20, 30, 40 triệu và bắt buộc nhà mạng phải cam kết chất lượng không lỗi, không hỏng hóc”. Nhà mạng vẫn có chế độ bảo hành, sửa chữa theo quy định, hợp đồng. Mấu chốt là chất lượng dịch vụ của nhà mạng có nhanh, đảm bảo và có sự tôn trọng khách hàng xét trên đặc thù nghề biển Việt Nam hiện nay.

Ông Triều cho rằng phải có chỉ đạo chung từ phía Bộ, Tổng cục đối với các nhà mạng, một cách rõ ràng hơn về phân định trách nhiệm trong công tác xử lý dữ liệu trên hệ thống.

14 giờ 55

Nam Định: Các nhà cung cấp 'đem con bỏ chợ'

Phát biểu tại cuộc họp, ông Hoàng Mạnh Hà, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Nam Định thông tin, địa phương đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho 483 tàu cá.

Trong quá trình quản lý, vận hành, thiết bị hay bị mất tín hiệu do 4 nguyên nhân chính: ngư dân cố tình tắt; chủ tàu, thuyền trưởng không biết vận hành thiết bị; ngư dân không đóng được cước phí; thiết bị hỏng hóc và không sửa chữa được.

Ông Hà cho biết, 6 tháng đầu năm 2022, Nam Định có trên 200 lượt tàu mất tín hiệu trên 10 ngày. Đến nay mới xác minh được 146 lượt tàu do không gặp được chủ tàu, xã phường vào cuộc chưa quyết liệt.

Bên cạnh đó, do nhà cung cấp và ngư dân chưa thống nhất và có sự liên hệ chặt chẽ nên đa số trường hợp mất kết nối do chưa đóng được cước phí. Ngoài ra, các chính sách hậu mãi, chăm sóc khách hàng của các đơn vị cung cấp sau khi bán thiết bị cho ngư dân được đánh giá là chưa tốt.

Địa phương rất cầu thị và trách nhiệm nhưng các hãng lại không hợp tác nên khó giải quyết vấn đề. Đặc biệt, nhiều trường hợp thiết bị hỏng, ngư dân liên hệ với đơn vị cung cấp nhưng không có nhân viên, cán bộ kỹ thuật về xử lý.

Theo đó, ông Hoàng Mạnh Hà đề nghị Bộ NN-PTNT có ý kiến với Bộ TT-TT chỉ đạo ngành dọc cùng vào cuộc xử lý những vướng mắc với các nhà cung cấp. Tiếp đó, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Nam Định đề nghị các hãng cung cấp số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ lên website của Tổng cục Thủy sản để giúp người dân tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thiết bị giám sát hành trình một cách sớm nhất. Cuối cùng, ông Hà đề nghị cần xử lý nghiêm các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình vi phạm những quy định.

14 giờ 45

Bình Định đề nghị các địa phương phối hợp để xử lý tàu cá vi phạm

binh dinh

Ngoài thiết bị giám sát hành trình, những tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên của ngư dân Bình Định hiện được lắp đặt máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ đánh bắt. Ảnh: Lê Khánh.

Ông Nguyễn Công Bình, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định, cho biết: Bình Định là một trong những tỉnh đầu tiên triển khai cài đặt, hỗ trợ cài đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên. Đến nay, toàn tỉnh có 3.267 tàu cá được cấp phép, trong đó có 3.213 tàu đã được lắp đặt hệ thống thiết bị giám sát hành trình, 54 tàu chưa được lắp đặt, chủ yếu là những tàu nằm bờ.

Chi cục đã triển khai quyết liệt hệ thống quan lý, tham mưu tỉnh ban hành hai quy chế liên quan, đó là quy chế về quản lý vận hành khai thác sử dụng thông tin, dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình và quy chế về xử lý tiếp nhận thông tin, tàu cá vượt ranh giới, mất kết nối hơn 10 ngày. Quy trình giám sát, theo dõi và tiếp nhận phát hiện tàu cá vi phạm được tiến hành xuyên suốt, đảm bảo thông báo đến các địa phương, các cơ quan xử lý nghiêm túc, chặt chẽ.

Theo ông Bình, vấn đề xử lý tàu cá vi phạm tại Bình Định có phần khó khăn do các tàu cá không trở về địa phương sau khai thác mà neo đậu hoặc di chuyển tới các địa phương khác. Đại diện Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định đề nghị các các địa phương phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với tỉnh để xử lý theo quy định.

Ông Bình cũng thông tin về một trong những khó khăn khi quản lý thiết bị giám sát tàu cá, đó là những tàu thiếu nguồn điện thì thiết bị sẽ bị gián đoạn hoạt động, đặc biệt đối với thiết bị của VNPT. Về vấn đề này, chi cục đã làm việc với đơn vị cung cấp để xử lý. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại vấn đề các nhà cung cấp không gửi báo cáo về thực hiện việc lắp đặt và thay thế thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá về cơ quan quản lý thủy sản, gây khó khăn cho công tác quản lý.

14 giờ 35

Nhiều nhà cung cấp không thực hiện báo cáo định kỳ

z3496896741261_2166c907d69b88e66ebddccfc2962815

Lực lượng chức năng kiểm tra việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá.

Theo ông Lê Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Thông tin Thủy sản (Tổng cục Thủy sản - Bộ NN-PTNT), thực tế tại các địa phương cho thấy các đơn vị cung cấp chưa thực hiện đầy đủ việc báo cáo tình hình lắp đặt thiết bị định kỳ cho cơ quan quản lý.

Tổng cục Thủy sản đã có công văn gửi các đơn vị thực hiện các quy định liên quan thiết bị giám sát hành trình tàu cá, theo đó đã yêu cầu các đơn vị cung cấp định kỳ vào ngày 20 hàng tháng báo cáo cập nhật kết quả thực hiện việc lắp đặt và thay thế thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá về Tổng cục Thủy sản và các cơ quan quản lý địa phương.

Tuy nhiên đến nay chỉ có 3 đơn vị thực hiện báo cáo đầy đủ là Bình Anh, Zunibal, Định vị bách khoa, còn lại 6 đơn vị cung cấp chưa thực hiện chế độ báo cáo định kỳ. Bên cạnh đó, vị trí lắp đặt trên tàu còn chưa đảm bảo việc chống tháo thiết bị ra khỏi tàu do đặc thù tàu cá Việt Nam cũng như việc bố trí công năng của các bộ phận trên tàu;

Vật liệu kẹp chì của nhiều nhà cung cấp chưa đảm bảo độ bền trong môi trường nước biển. Việc cấp phát mẫu kẹp chì cũng như giám sát việc tháo, lắp thiết bị chưa được các nhà cung cấp thiết bị phối hợp tốt với cơ quan quản lý nên một số chủ tàu đã tự ý tháo thiết bị ra khỏi tàu (vì sợ mất trộm) hoặc một số lý do khác. Biện pháp kẹp chì chưa đảm bảo việc chống tháo ra khỏi tàu, đặc biệt là một số loại thiết bị chỉ có một bộ phận gắn trực tiếp vào tàu;

Việc sử dụng thiết bị được lắp đặt trên tàu của nhiều thuyền trưởng còn hạn chế. Các nhà cung cấp có bảng hướng dẫn nhưng chỉ phát cho chủ tàu khi lắp đặt mà không gắn trực tiếp trên tàu. Do vậy, nhiều thuyền trưởng không biết tình trạng hoạt động của thiết bị, dẫn đến tình trạng mất kết nối mà không biết; thiết bị hết năng lượng cũng không biết để khắc phục ngay.

Đặc biệt, tình trạng tàu cá bị mất kết nối hàng ngày trên biển từ 6 giờ trở lên, mất tín hiệu trên 10 ngày trên biển, mất kết nối dài ngày trên 1 tháng, trên 6 tháng, trên 1 năm còn rất nhiều do thiết bị không có tín hiệu vệ tinh hoặc có truyền dữ liệu theo yêu cầu; Thuyền trưởng cố tình vô hiệu hóa hoạt động của thiết bị; Thiết bị hết nguồn năng lượng; Thiết bị không được đóng phí duy trì tín hiệu vệ tinh hoặc ngưng sử dụng dịch vụ; Thiết bị bị lỗi khi hoạt động trên biển; Lỗi truyền dữ liệu từ phần mềm của nhà cung cấp đến hệ thống giám sát tàu cá.

14 giờ 25

Nhiều tàu cá mất kết nối trên biển chỉ bị nhắc nhở

z3496768835885_290b61053a5411bb122247fa2b425d35

Ông Lê Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Thông tin Thủy sản cập nhật tình trạng vi phạm thiết bị giám sát hành trình.

Theo ông Lê Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Thông tin Thủy sản (Tổng cục Thủy sản - Bộ NN-PTNT), tính đến 12/6/2022, số lượng tàu cá từ 15m trở lên đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) đạt 28.079/30.009 tàu (tỉ lệ 93.57%). Số lượng tàu cá từ 15m trở lên chưa lắp đặt VMS là 1.650 tàu tại 24 tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là tàu cá nằm bờ không đi khai thác; tàu hoạt động ở ngoài tỉnh nhiều năm không về địa phương...

Trung tâm Thông tin Thủy sản luôn tổ chức trực ban 24/24 để vận hành hệ thống, theo dõi, xử lý các tàu cá từ 24m trở lên vượt ranh giới cho phép trên biển; tàu cá từ 24m trở lên mất tín hiệu kết nối (tàu mất tín hiệu kết nối thường xuyên trong ngày và tàu mất kết nối trên 10 ngày) theo các quy trình quy định.

Năm 2021, trực ban đã phát hiện tổng cộng 69 lượt tàu từ 24m trở lên vượt ranh giới cho phép trên biển và đã ban hành 60 thông báo/60 lượt tàu tại 12tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Tiền Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau.

Kết quả các địa phương đã có 14 văn bản trả lời/41 Thông báo/41 lượt tàu. Trong đó 3 tỉnh Bình Thuận, Bến Tre, Kiên Giang đã xử lý đến cùng vụ việc bằng 5 văn bản/10 thông báo/10 lượt tàu; 4 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Kiên Giang chưa xử lý đến cùng vụ việc với 9 văn bản/31 thông báo/31 lượt tàu. Đặc biệt, 7 tỉnh Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau chưa trả lời vụ việc với 19 thông báo/19 lượt tàu.

Tính đến 13/6/2022, trực ban đã phát hiện tổng cộng 26 lượt tàu từ 24m trở lên vượt ranh giới cho phép trên biển; Đã ban hành 21 thông báo/21 lượt tàu tại 10 tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau.

Kết quả các địa phương đã có 10 văn bản trả lời/12 Thông báo/12 lượt tàu. Trong đó 4 tỉnh Quảng Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Cà Mau đã xử lý đến cùng vụ việc với 5 văn bản/5 thông báo/5 lượt tàu; 2 tỉnh Bình Định, Kiên Giang vẫn chưa trả lời vụ việc với 9 thông báo/9 lượt tàu.

Ngoài ra, hiện nay các địa phương chủ yếu chỉ lập biên bản cảnh cáo và yêu cầu ngư dân cam kết không tái phạm chứ rất ít trường hợp xử phạt hành chính.

Đối với tàu cá bị mất kết nối trên 10 ngày trên biển, năm 2021, qua hệ thống đã phát hiện tổng cộng 14.417 lượt tàu từ 15m trở lên. Trực ban cũng đã phát hiện tổng cộng 853 lượt tàu từ 24m trở lên mất kết nối trên 10 ngày trên biển và đã ban hành 272 thông báo/853 lượt tàu/28 tỉnh. Hình thức xử lý của các địa phương chủ yếu là lập biên bản cảnh cáo và yêu cầu ngư dân cam kết không tái phạm.

Tính đến 12/6/2022, qua hệ thống, trực ban đã phát hiện tổng cộng 5.753 lượt tàu từ 15m trở lên và 221 lượt tàu từ 24m trở lên mất kết nối trên 10 ngày trên biển, đồng thời ban hành 96 thông báo/221 lượt tàu/23 tỉnh.

14 giờ 10

PV Đinh Tùng đưa tin từ đầu cầu Cục Kiểm ngư, Tổng cục Thủy sản

z3496838586251_5d35a4e2ca595aa5d65590e6537c3ecb

Chi cục Thủy sản các địa phương phía Nam báo cáo tình hình sử dụng thiết bị giám sát tàu cá tại cuộc họp thông qua nền tảng trực tuyến.

Xem thêm
Trà Vinh kết thúc hoạt động 8 Đảng đoàn, 3 Ban cán sự Đảng

Tỉnh này đã họp bàn tinh gọn tổ chức bộ máy, kết thúc hoạt động 8 Đảng đoàn, 3 Ban cán sự Đảng và thành lập 2 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy.

Vượt thách thức, triển khai toàn diện công tác thủy lợi, nước sạch nông thôn

Mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2024, nhưng Cục Thủy lợi đã triển khai thực hiện toàn diện công tác về thủy lợi, nước sạch nông thôn.

Khánh Hòa dự báo mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Theo dự báo, từ đêm 23 - 25/12, tỉnh Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất…