| Hotline: 0983.970.780

Thấp thỏm chờ mua lúa tạm trữ

Thứ Hai 05/07/2010 , 12:08 (GMT+7)

Nhiều người kỳ vọng đây mua lúa tạm trữ là giải pháp tháo gỡ dòng chảy hạt lúa vốn đang tắc. Tuy nhiên tất cả vẫn nằm ở phía trước...

Khi lúa đã thu hoạch rộ hơn nửa tháng, có tỉnh đã gặt hơn 50% diện tích mới có quyết định mua tạm trữ tối đa 1 triệu tấn gạo vụ HT, với thời hạn thu mua trong 2 tháng (tính từ 15/7 đến 15/9). Nhiều người kỳ vọng đây là giải pháp tháo gỡ dòng chảy hạt lúa vốn đang tắc. Tuy nhiên tất cả vẫn nằm ở phía trước...

Những ngày qua do ảnh hưởng của đợt áp thấp đổ vào Nam bộ nên trời mưa tầm tã. Mưa càng lớn đi qua những cánh đồng lúa chín ở Cần Thơ, An Giang...càng cảm nhận rõ nỗi lo âu trĩu nặng trên gương mặt nông dân. Anh Phạm Minh Trí, xã Định Môn, huyện Thới Lai (Cần Thơ) vừa thu hoạch hơn 7 công lúa HT, năng suất 30 giạ/công sau khi phơi khô đạt khoảng 5 tấn lúa/ha. Anh Trí cho biết, hiện thời lúa rất khó bán ra. Lúa HT tràn đồng trong khi bồ nhà anh vẫn còn gần 18 tấn lúa ĐX. Hồi tháng giêng lúa ĐX 4.300đ/kg, thấy rẻ anh chưa bán nay rớt xuống còn 3.800- 4.000đ/kg càng khó bán hơn. Nhưng lúa ĐX chất lượng tốt có thể chờ tới tháng 10, 11 bán giá cao hơn. Ngặt nhất là lúa HT, chỉ muốn bán ngay vì không dám trữ như lúa ĐX.

Anh Trí nói: “Vùng đồng sâu gặp mưa dầm coi như chết, bởi không sân phơi không lò sấy. Những nông dân trơn như chúng tui thiếu ghe chở lúa lại không thân quen chủ lò sấy càng bị ép, có khi nằm chờ 3- 4 ngày vẫn không có ghe đến chở lúa đi sấy. Đã có người lúa vừa suốt lúa xong, nước chảy ròng ròng đành gọi lái đến bán với giá 2.000đ/kg”. Nằm giáp ranh Thới Lai, Cờ Đỏ cũng là huyện giàu lúa, gặp nông dân Võ Minh Chí, ấp Thới Hòa C, xã Thới Xuân thì anh có cái nhìn khác. Vụ này làm giống Jasmine 85, anh trúng tới 38-40 giạ/công bán giá 3.800đ/kg nên sau khi trừ chi phí phơi sấy anh vẫn có lời. Tuy nhiên, anh Chí cứ thắc mắc vì sao mấy ngày qua ghe về mua thưa thớt, hổng biết mai mốt lúa còn giữ được giá này không.

Ông Dương Nghĩa Quốc, PGĐ Sở NN- PTNT Đồng Tháp nói: “Vụ lúa HT này Đồng Tháp có 197.000ha, sản lượng ước đạt khoảng 1 triệu tấn lúa khô. Nhờ mấy ngày qua, mưa ở Đồng Tháp ít nên bà con thu hoạch đạt hơn 50% diện tích, nông dân trúng mùa, năng suất bình quân đạt 5,4 tấn/ha. Tuy vậy, điều lo nhất là giá lúa trên thị trường thấp. Nếu nông dân nào làm giống IR 50404, dù có phơi tốt cũng không bán được quá 3.500-3.700đ/kg, còn lúa mới suốt ngoài ruộng chỉ 2.800-3.000 đ/kg. Hy vọng vào kế hoạch thu mua tạm trữ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, song chưa biết DN sẽ mua với giá bao nhiêu".

+ Từ giữa tháng 6 đến nay, các tỉnh có diện tích lúa HT nhiều như An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, TP Cần Thơ…bắt đầu vào mùa thu hoạch rộ. Toàn vùng ước có hơn 1,5 tiệu ha. Theo dự kiến của Bộ NN- PTNT lượng lúa hàng hóa cần tiêu thụ trong năm 2010 khoảng 11,54 triệu tấn, tương đương 5,8 triệu tấn gạo. Cộng thêm tồn kho 2009 chuyển sang khoảng 1,45 triệu tấn thì lượng gạo hàng hóa cần tiêu thụ trong năm 2010 là 7,25 triệu tấn, trong đó XK khoảng 6 triệu tấn.

+ Theo Sở NN- PTNT An Giang, tỉnh này mới có 6 DN lớn đăng ký thu mua lúa tạm trữ.

Ông Lê Việt Hải, GĐ Cty CP Mekong nói: “Hiện lượng gạo từ vụ ĐX bán ra khá nhiều nên tồn kho đã có phần giảm bớt. Quyết định mua tạm trữ của Thủ tướng lúc này là đúng lúc. Tuy nhiên chưa biết sẽ triển khai như thế nào, mua lúa với giá bao nhiêu còn phải chờ văn bản hướng dẫn từ các Bộ ngành. Theo tôi vấn đề cần xử lý cấp bách lúc này là chuyện phơi sấy. Lúa mua trữ vào kho cần phải khô ráo, ẩm độ 15,5- 16 chứ không thể mua lúa ướt”.

Ông Lê Minh Trượng, GĐ Cty Lương thực Sông Hậu (LTSH) cho rằng: Vốn vay không khó, mấy tháng qua chúng tôi phải vay lãi suất khá cao, nếu lãi suất 12%/năm chúng tôi phải chịu lãi vay 60đ/kg gạo/tháng nếu lưu kho. Đó là chưa tính phí lưu kho, hao hụt. Nhưng với quyết định tạm trữ của Chính phủ thì Nhà nước đã "gánh" khoản lãi này cho DN rồi. Nếu được phân bổ mức tạm trữ với sự hỗ trợ lãi vay trong 4 tháng sẽ tạo điều kiện cho DN đẩy mạnh thu mua. Về kho bãi, Cty LTSH hiện còn hệ thống kho chứa 70-80 ngàn tấn".

Ông Trần Thanh Vân, PGĐ Cty Gentraco cho biết, từ đầu vụ lúa HT đến nay Gentraco vẫn thu mua bình quân 300-400 tấn gạo nguyên liệu/ngày và trong 10 ngày tới, Gentraco có thể tăng mức thu mua gạo lên 700 tấn/ngày. Vấn đề lớn nhất vẫn là đầu ra cho hạt gạo. Thị trường XK gạo hạt dài tuy đang có khách hàng nhưng nhu cầu của các nhà NK ở mức thấp. Theo quyết định của Chính phủ các DN mua lúa, gạo tạm trữ ngoài được hỗ trợ lãi suất thì tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh. Vì thế nếu mua tạm trữ mà không XK ngay được thì hàng loạt chi phí như lưu kho, vận chuyển, đổi hạt...ai sẽ gánh chịu. Đây là lý do việc mua tạm trữ chưa thể sớm lạc quan.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm