| Hotline: 0983.970.780

Thay đổi đời sống từ đào tạo nghề nông thôn

Thứ Sáu 08/12/2023 , 22:45 (GMT+7)

Nhiều nông dân ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Tuyên Quang đã tạo được mô hình kinh tế nông nghiệp bền vững hay phát triển nghề truyền thống từ chương trình đào tạo nghề.

Việc khôi phục nghề dệt thổ cẩm ở huyện Lâm Bình giúp nhiều nông dân có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Ảnh: Đào Thanh.

Việc khôi phục nghề dệt thổ cẩm ở huyện Lâm Bình giúp nhiều nông dân có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Ảnh: Đào Thanh.

Tổ dệt thổ cẩm của hội viên phụ nữ dân tộc Tày thôn Bản Chợ, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình hiện nay có 47 thành viên. Hầu hết các thành viên trong tổ đều thuộc diện hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Nhưng 5 năm nay, từ việc khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống, họ có thêm thu nhập và trang trải cuộc sống.

Chị Ngô Thị Phin, Tổ trưởng tổ dệt thổ cẩm xã Thượng Lâm cho biết, ước mơ khôi phục nghề dệt thổ cẩm luôn được chị và bà con trong xã hun đúc. Mấy năm nay du lịch nông thôn phát triển, du khách đến Thượng Lâm ngày càng nhiều hơn, cũng là lúc nghề dệt thổ cẩm được khôi phục và phát triển.

Để khôi phục nghề này, ngoài các kỹ năng của thế hệ trước truyền cho thế hệ sau thì chị và các hội viên trong tổ còn được tham gia các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Ở các lớp này, chị được học hỏi các kỹ thuật thêu hoa văn tinh xảo, học cách bán hàng và kết nối tiêu thụ sản phẩm thổ cẩm của người Tày.

Hiện nay, toàn tỉnh Tuyên Quang có 11 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm 1 trường cao đẳng, 1 trường trung cấp, 8 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 1 cơ sở có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chú trọng phát triển đào tạo ngành, nghề theo nhu cầu của thị trường lao động trong tỉnh, trong nước và quốc tế; coi trọng thực hành kỹ năng nghề, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Một số nghề có tỷ lệ có việc làm cao như nghề hàn, nghề vận hành máy thi công, may thời trang, công nghệ ô tô, điện công nghiệp, kế toán, hướng dẫn du lịch, chế biến món ăn, chăn nuôi thú y, trồng cây ăn quả… đã được nhiều học sinh, nông dân là người dân tộc thiểu số, học sinh ở vùng sâu, vùng xa hào hứng tham gia.

Các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã giúp người nông dân nắm vững các kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt phát triển kinh tế hiệu quả. Ảnh: Đào Thanh.

Các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã giúp người nông dân nắm vững các kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt phát triển kinh tế hiệu quả. Ảnh: Đào Thanh.

Theo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Na Hang, trong 11 tháng năm 2023, đơn vị đã phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề tổ chức 18 lớp đào nghề cho lao động nông thôn. Trong đó, kinh phí từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững thực hiện 5 lớp đào tạo nghề với 167 học viên; từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới thực hiện 9 lớp đào tạo nghề với 261 học viên; từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thực hiện 4 lớp với 134 học viên.

Qua chương trình đào tạo nghề, nhiều học viên đã xây dựng thành công mô hình phát triển chăn nuôi, trồng trọt, đan lát, thêu thùa, thủy sản... cho thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Trước đây, gia đình chị Đặng Thị Hiền ở thôn Khâu Tràng, xã Hồng Thái, huyện Na Hang cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Do ruộng bậc thang nên gia đình chị chỉ cấy được 1 vụ, vụ còn lại đành để ruộng hoang. Từ năm 2017, mỗi khi có lớp đào đạo nghề hay tập huấn về nông nghiệp tại xã được cán bộ địa phương cử đi chị đều tích cực tham gia.

Bởi qua các lớp tập huấn, chị có đủ kiến thức và tự tin áp dụng mô hình trồng rau an toàn thành công. Chị Hiền cho biết, trước đây gia đình đã thử trồng rau bắp cải, su hào chính vụ nhưng chưa hiệu quả, trồng ra không bán được. Từ khi tham gia lớp học chị đã tận dụng tiềm năng khí hậu của xã, chuyển đổi trồng cây rau su hào, bắp cải từ chính vụ sang trái vụ nên cho thu nhập gấp 4 đến 5 lần so với trước.

Thông qua những lớp học nghề như vậy chị không chỉ nắm bắt được những kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rau mà còn biết phân tích nhu cầu tiêu thụ của thị trường, biết tận dụng những tiềm năng thế mạnh về khí hậu thổ nhưỡng của địa phương để lựa chọn những giống rau phù hợp đưa vào trồng mang lại hiệu quả cao về kinh tế.

Với hàng trăm lớp đào tạo nghề và được sự tham gia hưởng ứng của hàng nghìn nông dân vùng sâu, vùng xa cho thấy ý nghĩa tích cực của chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Tuyên Quang mang lại. Qua các lớp đào tạo, người dân có trình độ hiểu biết, kiến thức và kỹ năng để tự tin trong phát triển kinh tế gia đình, góp phần vào công cuộc giảm nghèo tại địa phương.

Xem thêm
Bitcoin cao nhất mọi thời đại, liên tục phá đỉnh vượt mức 89.000 USD

Bitcoin vượt qua mức 89.000 USD đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, khi thị trường kỳ vọng các chính sách thân thiện với tiền điện tử.

Quỹ Phát triển Tài năng Việt trao học bổng cho 12 vận động viên quốc gia

Ngày 7/11, Quỹ Phát triển Tài năng Việt đã trao học bổng trị giá 600 triệu đồng cho 12 vận động viên quốc gia đang rèn luyện tại Trung tâm Huấn luyện Quốc gia TP.HCM.

Thành phố Đồi Vàng, tầm nhìn trước thời đại của Flamingo Holdings tại Hà Nam

Flamingo Holdings đã đón đầu làn sóng quy hoạch, hạ tầng giao thông tại trung tâm du lịch văn hóa Hà Nam từ khá sớm với Thành phố Đồi Vàng.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.