| Hotline: 0983.970.780

Thay đổi góc nhìn để thúc đẩy bảo vệ rừng và cải thiện sinh kế

Thứ Ba 30/11/2021 , 17:46 (GMT+7)

Theo chuyên gia về chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn, cần thay đổi cách nhìn về ngành lâm nghiệp cũng như đánh giá về rừng của Việt Nam.

TS Trần Đại Nghĩa, Trưởng Bộ môn Nghiên cứu Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (Bộ NN-PTNT). 

TS Trần Đại Nghĩa, Trưởng Bộ môn Nghiên cứu Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (Bộ NN-PTNT). 

Để tín chỉ các-bon từ giảm phát thải rừng có thể trở thành hàng hóa giao dịch trên thị trường quốc tế, Việt Nam cần tuân thủ các quy định chung cũng như xây dựng hệ thống thông tin đảm bảo an toàn trong thực thi Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+), đảm bảo mọi đối tượng tham gia đều phải được hưởng lợi, tự nguyện và hài lòng với tiến trình thực thi này.

Trong Chiến lược phát triển nông nghiệp vừa được Thủ tướng ký duyệt trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã chỉ rõ, ngành lâm nghiệp là ngành kinh tế kỹ thuật và phải thực hiện được cả ba mục tiêu đó là kinh tế, xã hội và môi trường.

“Theo tôi thì các nhà hoạch định chính sách cần thay đổi cách nhìn về ngành và đánh giá về rừng ở Việt Nam. Trước kia chúng ta chỉ đơn giản nhìn nhận đóng góp của rừng là gỗ hoặc lâm sản. Tuy nhiên, định giá về rừng cần phải tổng thể, đó là tổng giá trị của rừng gồm giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng như giá trị về cảnh quan, bảo tồn, phòng vệ… Song đến nay thì rừng cũng mang lại nhiều giá trị về mặt kinh tế trong đó có câu chuyện về tín chỉ các bon”, TS. Trần Đại Nghĩa, Trưởng Bộ môn Nghiên cứu Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (Bộ NN-PTNT) cho biết.

Thị trường các bon thương mại sẽ là động lực để người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Ảnh: Hoàng Anh.

Thị trường các bon thương mại sẽ là động lực để người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Ảnh: Hoàng Anh.

Theo TS. Trần Đại Nghĩa, Việt Nam cần định giá rừng đúng với vai trò của nó. Hai cam kết lớn nhất tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) về bảo vệ rừng và giảm phát thải khí metan đã thể hiện điều đó. Xây dựng chính sách phù hợp cũng là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện hóa cam kết về rừng. Như vậy, cần xác định rõ ràng đâu là ba mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường để phân bổ nguồn, huy động đầu tư một cách thỏa đáng đặc biệt là phân bổ nguồn lực, tăng cường quản trị rừng một cách hợp lý hiệu quả.

“Tiềm năng là rất lớn, nhưng phải cân đối phát triển kinh tế, mà vẫn có thể giữ được rừng, làm giàu rừng, tăng lượng hấp thụ các bon cho rừng trong mục tiêu tham gia thị trường cac bon thế giới”, TS. Trần Đại Nghĩa nhận định.

Đóng góp ý kiến về chính sách phát triển thị trường các bon, GS. TS. Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) chia sẻ, cần tập trung bổ sung, hoàn thiện thêm những chính sách liên quan đến quyền các bon từ rừng trong đó có quyền sở hữu lượng CO2 tích lũy của rừng, quyền chuyển giao, chuyển nhượng, trao đổi, mua bán và quyền hưởng lợi để thúc đẩy bảo vệ rừng gắn với tạo thu nhập.

It nhất 25 triệu người dân đang sống phụ thuộc vào rừng và khoảng 20% thu nhập của họ đến từ rừng. Theo GS. TS. Phạm Văn Điển, việc phát triển thị trường giúp tạo nguồn thu cho các chủ rừng và những người tham gia và bảo vệ phát triển rừng. Sức khỏe rừng tỷ lệ thuận với sự cải thiện về sinh kế của người dân.  

“Đây là một sự gắn kết giữa rừng cây với con người và thông qua đó gia tăng cải thiện tài sản, sinh kế của người dân trong đo có tài sản rừng. Việc mua bán giúp tăng tài sản xã hội, tăng mối quan hệ mua bán giao lưu. Có thể trong tương lai rất gần, người dân, nhóm gia đình, HTX kinh doanh ở vùng rừng núi sẽ tiến đến kinh doanh thương mại tín chỉ các bon rừng, tạo ra một bước ngoặt lịch sử chưa từng có của ngành nông nghiệp Việt Nam.”, GS. TS. Phạm Văn Điển đánh giá, 

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự nhiều hội nghị cấp cao tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao đã tới thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác dự nhiều hội nghị cấp cao.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Cấp cứu 2 trẻ mầm non nghi ngộ độc thuốc diệt chuột

Sáng 5/11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu đã tiếp nhận 20 trẻ mầm non, trong đó 2 cháu bé có biểu hiện ngộ độc. 

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.