Được lấy tên là Ngày Vượt chỉ tiêu trái đất áp dụng cho các đợt đo trong vòng 20 năm qua, 2019 là năm chỉ tiêu được tiêu dùng hết sớm nhất. Theo các thông số đo, trái đất cần kích cỡ lớn gấp 1,75 lần hiện tại mới đáp ứng được nhu cầu hiện tại, có nghĩa là với nhu cầu thì hệ sinh thái tự nhiên cần sản sinh ra các nguồn lực về không khí hay tài nguyên lớn gấp 1,75 lần trái đất sẵn có mới đáp ứng được.
Tổ chức có trụ sở tại Oakland (California, Mỹ) cho rằng, đó là bằng chứng về tác hại của nạn phá rừng, rửa trôi độ màu mỡ của đất, mất cân bằng sinh thái và tốc độ tăng của khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên trái đất. Global Footprint Network còn “đổ lỗi” cho các nguyên nhân đó gây ra hiện tượng cực đoan về khí hậu, thời tiết đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Theo Global Footprint Network, các ngày cực đoan nhất rơi vào 29/7/2019 và trước đó là 21/10/1993, 22/9/2003 và 2/8/2017.
“Loài người chỉ có mộ trái đất, đó là nơi chúng ta sinh tồn, nên chúng ta không thể sử dụng nguồn lực vượt quá khả năng trong khi vẫn nghĩ rằng không có hậu quả gì”, người sáng lập Global Footprint Network là Mathis Wackernagel nói.
Bà Maria Carolina Schmidt Zaldivar, Bộ trưởng Môi trường Chile đồng thời là người đại diện nước chủ nhà Hội nghị Biến đối Khí hậu toàn cầu lần thứ 25 sẽ diễn ra vào tháng 12 tới cho biết, đó là những chỉ số để “từng người dân ý thức được việc làm hôm nay của họ sẽ ghi dấu vào tương lai trái đất như thế nào”.