Bộ NN-PTNT và UBND các tỉnh trong vùng dự án, gồm: Kiên Giang Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau đã ký kết giám sát quá trình thực hiện và vận hành đảm bảo phát huy hiệu quả của dự án. |
Dự án cần thiết, cấp bách
Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Hồng Linh, Giám đốc Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 (Bộ NN-PTNT) cho biết, trong thực hiện quy hoạch phát triển ĐBSCL, từ lâu đã đặt ra việc cần thiết phải xây dựng công trình thủy lợi để kiểm soát, điều tiết nguồn nước trên dòng sông Cái Lớn, Cái Bé. Tuy nhiên, do chưa có nguồn vốn nên không thực hiện được.
Đến năm 2017, Thủ tướng Chính Phủ đã có quyết định phê duyệt thực hiện dự án. Quá trình triển khai thực hiện, Bộ NN-PTNT, đơn vị chủ đầu tư đã huy động các nguồn khoa học tham gia vào phản biện xã hội, cũng như thực hiện đầy đủ các bước theo quy định. Đến nay, chúng tôi đã đủ điều kiện để triển khai thực hiện dự án.
Dự án triển khai thực hiện tại xã Bình An, huyện Châu Thành, Kiên Giang, gồm: cống Cái Lớn, cống Cái Bé và đê nối với quốc lộ 61. Hệ thống thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé giai đoạn 1, do Bộ NN-PTNT làm chủ đầu tư, có tổng vốn đầu 3.309,5 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng, thiết bị, tư vấn… là 2.718,5 tỷ đồng, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng hơn 191,2 tỷ đồng.
Bộ NN-PTNT và UBND các tỉnh trong vùng dự án, gồm: Kiên Giang Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau đã ký kết giám sát quá trình thực hiện và vận hành đảm bảo phát huy hiệu quả của dự án. |
Quy mô, công trình cống Cái Lớn có tổng chiều rộng thông nước là 455 m, gồm 11 khoang, mỗi khoang rộng 40 m và khoang âu thuyền rộng 15 m. Cống Cái Bé tổng chiều rộng thông nước 85 m, gồm 2 khoang, mỗi khoang rộng 35 m và 1 khoang âu thuyền rộng 15m.
Cửa van cống và âu thuyền bằng thép, vận hành bằng hệ thống xi lanh thủy lực. Trên cống có thiết kế cầu giao thông nông thôn. Đê nối cống Cái Lớn, Cái Bé với quốc lộ 61, có chiều dài hơn 5,7 km, bề rộng mặt đê 9 m, chiều rộng phần xe chạy 7 m, bao gồm 3 cây cầu và 9 cống tròn, cống hộp.
Chủ đầu tư và các nhà thầu ký kết hưởng ứng phong trào và cam kết thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ, mỹ thuật của công trình, đưa công trình về đích ít nhất trước 3 tháng theo kế hoạch. |
Nhiệm vụ của dự án nhằm kiểm soát nguồn nước, tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái ngọt, mặn, lợ, ngọt lợ luân phiên.
Vùng hưởng lợi của dự án với diện tích tự nhiên là 384.120 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản là 346.241 ha. Kết hợp với tuyến đê biển Tây, tạo thành cụm công trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống thiên tai, giảm ngập úng… Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông bộ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.
Nhiệm vụ của dự án nhằm kiểm soát nguồn nước, tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái ngọt, mặn, lợ, ngọt lợ luân phiên, với tổng diện tích hưởng lợi là 384.120 ha. |
Ông Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, là tỉnh có hệ thống sông, ngòi chằng chịt, với tổng chiều dài hơn 4.000 km và trên 200 km đê biển, chạy dài từ Hà Tiên đến giáp Cà Mau, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều biển Tây.
Vì vậy, Kiên Giang là một trong những tỉnh dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu. Trong những năm qua, việc sản xuất của người dân rất bấp bênh, phụ thuộc gần như hoàn toàn vào sự chi phối của tự nhiên.
Đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sự thay đổi từ thượng nguồn sông Mê Kông, nước ngọt ngày càng cạn kiệt, nước mặn xâm nhập sâu và bất thường.
Nếu không có công trình để kiểm soát mặn, ngọt trên dòng sông Cái Lớn, Cái Bé thì sản xuất ngày càng khó khăn hơn, thiệt hại do thiên tai, han mặn gây ra ngày càng khốc liệt hơn.
Điển hình là năm 2016, hạn mặn xâm nhập sâu, kéo dài đã gây thiệt hại cho Kiên Giang hơn 2.000 tỷ đồng và tỉnh đã phải chi ngân sách hơn 500 tỷ đồng hỗ trợ nông dân khôi phục sản suất.
“Vì vậy, việc Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT quyết định đầu tư thực hiện hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé là rất cần thiết. Không chỉ cho Kiên Giang mà đây là dự án có tính chất liên vùng, nhiều địa phương cùng được hưởng lợi, với tổng diện tích trong vùng dự ánh lên đến gần 400 ngàn ha”, ông Nhịn nhấn mạnh.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh, Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thức ứng với biến đổi khí hậu, đã đặt ra 4 vấn đề then chốt.
1. Xây dựng chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với bến đổi khí hậu, gắn với xây dựng nông thôn mới.
2. Phát triển hệ tốống thủy lợi ĐBSCL.
3. Phòng chống sói lở bờ sông, bờ biển, phòng chống thiên tai.
4. Nghiên cứu lựa chọn giống cây trồng, vtậ nuôi, thủy sản phù hợp. Từ đó, Bộ NN-PTNT cũng đã ban hành hàng loạt chính sách để phát triển bền vững vùng ĐBSCL.
Riêng lĩnh vực thủy lợi, với chiến lực phát triển đồng bộ, dựa trên giải pháp công trình không hối tiếc và ít hối tiếc. Bộ xác định đầu tư hệ thống thủy lợi là trọng tâm, then chốt để giải quyết các vấn đề còn tồn tại của ngành, góp phần biến những thách thức thành cơ hội.
“Việc đầu tư hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển bền vững vùng ĐBSCL. Dự án này, cùng với các công trình phụ trợ khác sẽ có kết quả trực tiếp trên diện tích hơn 384 ngàn ha, thực địa bnà 4 tỉnh: Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Đây là dự án có tính chtấ phức tạp, ảnh hưởng liên vùng nên cần tập trung thực hiện, đảm bảo chất lượng, tiến độ, mỹ thuật của công trình, sớm phát huy hiệu quả như mục tiêu đã đề ra”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chỉ đạo.
Tại hội nghị, Bộ NN-PTNT và UBND các tỉnh trong vùng dự án, gồm: Kiên Giang Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau đã ký kết giám sát quá trình thực hiện và vận hành đảm bảo phát huy hiệu quả của dự án. Chủ đầu tư và các nhà thầu ký kết hưởng ứng phong trào và cam kết thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ, mỹ thuật của công trình.
Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành trong thời gian 24 tháng, nhưng với ký kết phong trào thi đua, các nhà thầu cam kết sẽ đưa công trình về đích trước 3 tháng (trước 11/2021).