| Hotline: 0983.970.780

Thị trường lúa gạo khởi sắc, cùng nông dân nắm bắt cơ hội

Thứ Hai 25/05/2020 , 08:26 (GMT+7)

Giá lúa gạo đi lên trong khi nguồn cung hạn chế, nhu cầu lương thực ở các nước gia tăng là cơ hội tốt để ngành lúa gạo Việt Nam bứt phá.

Nhân viên Syngenta hướng dẫn nông dân kỹ thuật canh tác lúa. Ảnh: Thu Hà.

Nhân viên Syngenta hướng dẫn nông dân kỹ thuật canh tác lúa. Ảnh: Thu Hà.

Làm thế nào để người nông dân nắm bắt được thời cơ này?

Những con số "biết nói"

Lúa là cây trồng đóng vai trò chiến lược trong an ninh lương thực của nước ta. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI), diện tích lúa chiếm 82% diện tích đất canh tác ở Việt Nam. Có khoảng 52% sản lượng lúa được sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và 18% ở Đồng bằng sông Hồng.

Trong 10 năm qua, sản lượng lúa gạo tăng từ 39,2 triệu tấn năm 2009 lên 43,45 triệu tấn năm 2019, tương đương tăng 12,2%. Trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp nhưng vụ Đông Xuân 2019-2020 vừa qua, năng suất, sản lượng lúa vẫn tăng, giá lúa ổn định.

Số liệu của Bộ NN-PTNT cho thấy trong 4 tháng đầu năm, tổng khối lượng xuất khẩu gạo đạt 1,92 triệu tấn và giá trị xuất khẩu 4 tháng đầu năm là 886 triệu USD. Giá gạo xuất khẩu bình quân quý đầu năm đạt 461,9 USD/tấn, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Dù gặp khó khăn vì biến đổi khí hậu cùng với dịch bệnh COVID-19 phức tạp nhưng ngành nông nghiệp vẫn kiên định mục tiêu năm 2020 với sản lượng lúa đạt 43,5 triệu tấn.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhiệm vụ của ngành nông nghiệp là tăng cường sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực phục vụ người dân ở bất kỳ thời điểm nào, kể cả trước, trong và sau dịch bệnh, đồng thời đảm bảo các mục tiêu xuất khẩu.

Trên thực tế, sinh kế của hơn 15 triệu nông dân nhỏ lẻ ở Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL dựa chủ yếu vào nguồn thu từ cây lúa.

Tuy nhiên, các hộ sản xuất quy mô nhỏ thường thiếu những kỹ thuật canh tác phù hợp để sản xuất lúa chất lượng cao, bắt kịp nhu cầu của người tiêu dùng cũng như các thị trường khó tính.

Nhiều nông hộ chưa tiếp cận được các công nghệ mới cũng như chưa biết cách sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả dẫn đến chi phí sản xuất cao nhưng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu về mặt dư lượng thuốc BVTV của các thị trường chất lượng cao.

Do đó, để giải được bài toán tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi bền vững, giúp người nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất và sản lượng lúa, cần có sự vào cuộc quyết liệt của các bộ ngành cùng sự chung tay của các doanh nghiệp lớn.

Syngenta, với thế mạnh là công ty hàng đầu trong lĩnh vực nông dược, đã và đang nỗ lực cùng ngành nông nghiệp Việt Nam hóa giải những thách thức này.

Thu hoạch lúa tại mô hình sản xuất lúa bền vững theo tiêu chuẩn SRP và quản lý dư lượng ở An Giang. Ảnh: Thu Hà.

Thu hoạch lúa tại mô hình sản xuất lúa bền vững theo tiêu chuẩn SRP và quản lý dư lượng ở An Giang. Ảnh: Thu Hà.

Giúp nông dân nắm bắt cơ hội

Cụ thể, Syngenta hợp tác với các viện nghiên cứu, các cơ quan chức năng ở địa phương khảo nghiệm đánh giá các quy trình sử dụng thuốc BVTV phù hợp với phương pháp canh tác lúa bền vững để bảo vệ và gia tăng năng suất nhưng vẫn đáp ứng được chỉ tiêu về mức dư lượng tối đa cho phép của các thị trường xuất khẩu giá trị cao.

Các quy trình này sau khi đã được đánh giá thử nghiệm thành công sẽ được cán bộ kỹ thuật của Syngenta trực tiếp đào tạo, tập huấn và chuyển giao cho bà con nông dân.

Bất kể trời nắng nóng hay giá lạnh, nhân viên của Syngenta đều trực tiếp đến gặp và hướng dẫn tận tình cho bà con.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 lây lan vào thời điểm xuống giống vụ Hè Thu vừa qua, để đảm bảo giãn cách xã hội, nhân viên kỹ thuật của Syngenta đã tìm nhiều cách khác nhau để truyền tải những kỹ thuật mới nhất, từ lựa chọn giống lúa đến gieo trồng, tuân thủ quy trình sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả, đúng thời điểm... đến với bà con.

Thay vì những buổi tư vấn trên đồng ruộng như trước đây, để tránh việc tập trung đông người, các kỹ sư của Syngenta chọn cách tổ chức tư vấn 1:1 hoặc tư vấn trực tuyến, tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh, truyền hình… để đảm bảo các hoạt động sản xuất của bà con không bị gián đoạn.

Có mặt ở đồng ruộng vào dịp đó mới thấy các nhân viên nghiên cứu vẫn miệt mài khảo nghiệm các sản phẩm mới đã được Syngenta nghiên cứu trên toàn cầu để tìm ra các yếu tố thích ứng với điều kiện địa hình, khí hậu cũng như thói quen canh tác của người nông dân Việt Nam, giúp bà con có những lựa chọn tốt nhất để bảo vệ mùa màng.

Ông Nguyễn Ngọc Phú, nông dân ở TT. Tân Hiệp, Kiên Giang chia sẻ: “Đợt rồi dịch dã như vậy mà kỹ sư Syngenta vẫn nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật đều đặn cho chúng tôi.

Trước đây, vụ nào chúng tôi cũng mất ăn mất ngủ vì lo lúa bị các loại bệnh như đạo ôn cổ bông, khô vằn, lem lép hạt...

Giờ đây, vừa có thuốc BVTV hiệu quả, vừa được cán bộ Syngenta hướng dẫn cặn kẽ sử dụng theo quy trình quản lý dịch hại tổng hợp, ruộng nhà tôi sạch bệnh, năng suất tăng mạnh, bõ công một nắng hai sương”.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Minh ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang cho biết, trước đây, với tâm lý nóng vội, muốn trị bệnh nhanh, ông thường phối trộn nhiều loại thuốc BVTV với nhau, tự ý tăng liều lượng so với khuyến cáo của nhà sản xuất nên phải bỏ ra chi phí cao mà hiệu quả thu lại vẫn thấp.

“Từ khi được cán bộ Syngenta hướng dẫn, tôi đã tuân thủ đúng liều lượng, thời điểm phun nên ruộng nhà tôi hết sâu bệnh mà lại giảm được giá thành sản xuất. Thương lái đến tận nhà đặt cọc thu mua gạo nhà tôi với giá tốt”, ông Minh hồ hởi.

Không chỉ vậy, để góp phần thực hiện chiến lược đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, xây dựng chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm, thông qua Dự án sáng kiến lúa gạo châu Á, Syngenta hợp tác với Tập đoàn Olam, Tổ chức Hợp tác Đức (GIZ) và các cơ quan chức năng tại tỉnh An Giang và Đồng Tháp xây dựng các mô hình quản lý dư lượng và canh tác lúa bền vững theo tiêu chuẩn SRP.

Nông dân được hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả. Ảnh: Thu Hà.

Nông dân được hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả. Ảnh: Thu Hà.

Thông qua việc áp dụng giải pháp canh tác lúa bền vững, 10.000 nông dân với 15.000 ha lúa trong khuôn khổ dự án sẽ sản xuất ra khoảng 150.000-200.000 tấn lúa, đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm khắt khe nhất của thị trường châu Âu và Hoa Kỳ.

Hiện nay, người tiêu dùng trên khắp thế giới ngày càng quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm họ sử dụng. Do đó, việc sản xuất được những sản phẩm an toàn sẽ góp phần tăng sức cạnh tranh, “đánh trúng” tâm lý của khách hàng, đồng thời góp phần cải thiện đời sống của người trồng lúa.

Syngenta cam kết sát cánh cùng bà con nông dân

"Thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, giúp nông dân giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận thông qua áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, tăng cường năng lực tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm... là những mục tiêu mà ngành nông nghiệp đang hướng đến và Syngenta đang chung tay giúp bà con đạt được những mục tiêu này.

Đồng thời, chúng tôi cũng nỗ lực giúp bà con sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả, sử dụng nước tưới tiết kiệm… để vừa bảo vệ mùa màng, vừa bảo vệ môi trường sinh thái.

Syngenta cam kết sát cánh cùng bà con trên hành trình hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả, giúp cải thiện đời sống của người nông dân Việt Nam", bà Lê Thị Khánh Hòa – Giám đốc Quản trị Bền vững – Công ty TNHH Syngenta Việt Nam nhấn mạnh.

Xem thêm
Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là 500.000 đồng

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất kể từ ngày 1/7, mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng cho người từ đủ 75 tuổi trở lên không có lương hưu.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...