| Hotline: 0983.970.780

'Vũ khí' đẩy lùi bệnh đạo ôn, ngăn chặn nguy cơ mất mùa

Thứ Tư 08/04/2020 , 06:15 (GMT+7)

Lúa vụ Đông Xuân tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và vụ Hè Thu sớm tại Đồng bằng sông Cửu Long lại đang đối mặt với nguy cơ bùng phát bệnh đạo ôn.

Filia 525SE - “Vũ khí” đẩy lùi bệnh đạo ôn, ngăn chặn nguy cơ mất mùa. Ảnh: Thu Hà.

Filia 525SE - “Vũ khí” đẩy lùi bệnh đạo ôn, ngăn chặn nguy cơ mất mùa. Ảnh: Thu Hà.

Trong bối cảnh Việt Nam chịu tác động kép từ cả thời tiết thất thường lẫn dịch bệnh COVID-19, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực được Chính phủ và các bộ, ngành đặc biệt quan tâm.

Trong khi đó, lúa vụ Đông Xuân tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và vụ Hè Thu sớm tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại đang đối mặt với nguy cơ bùng phát nhiều dịch hại, đặc biệt là bệnh đạo ôn hại lúa. Do vậy, việc tìm ra những giải pháp hiệu quả để "cứu" lúa là hết sức cấp bách.

Tác động kép

Những năm gần đây, tình trạng biến đổi khí hậu đang đe dọa rất lớn đến vấn đề an ninh lương thực trên toàn cầu. Lo ngại về vấn đề này càng gia tăng trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 mà Tổ chức y tế thế giới đã công bố là đại dịch toàn cầu.

Người nông dân hiện nay cũng là những “chiến sĩ” đứng đầu trong trận chiến để sản xuất và bảo vệ mùa màng, đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm được đầy đủ và ổn định.

Việt Nam, vốn là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, cũng đang vất vả ngăn chặn sự lây lan của virus chết người SARS-CoV-2.

Bên cạnh đó, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra gay gắt từ đầu tháng 1/2020 đến nay đã khiến hàng chục nghìn hécta lúa và hoa màu tại ĐBSCL bị ảnh hưởng. Thời tiết khô hạn kéo dài gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp tại một số địa phương, dẫn đến nhiều diện tích lúa, cây trồng bị thiệt hại.

Trong khi đó, từ cuối tháng Ba đến nay, ở miền Bắc trời mưa nhỏ, ẩm độ cao liên tục. Đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng sinh vật gây hại bùng phát, đặc biệt là bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng...

Để bảo vệ tốt các trà lúa vụ Đông Xuân, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Bộ NN và PTNT đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ Thừa Thiên-Huế trở ra chỉ đạo Sở NN và PTNT, UBND các huyện cấp bách tổ chức phòng, chống một số sinh vật gây hại quan trọng bảo vệ trên 1,1 triệu ha lúa ở miền Bắc để đảm bảo nguồn cung gạo .

Cụ thể, các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ tập trung chỉ đạo phòng chống bệnh đạo ôn cổ bông trên trà lúa trỗ từ 5-20/4, đặc biệt tại Hà Tĩnh, Nghệ An; bám sát đồng ruộng để điều tra diễn biến phát sinh, gây hại của bệnh.

Vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc tiếp tục chỉ đạo phòng, chống bệnh đạo ôn lá, nhất là trên giống nhiễm và bệnh đạo ôn cổ bông trên các trà lúa trỗ trong tháng Tư đến giữa tháng Năm; kết hợp chỉ đạo phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ từ giữa đến cuối tháng Tư để bảo vệ năng suất lúa.

Trong khi đó, cũng vào thời điểm này, bà con ở ĐBSCL đang tiến hành xuống giống vụ Hè Thu. Điều kiện thời tiết nắng mưa xen kẽ trong vụ hè thu có thể tạo điều kiện cho,một số loại sâu bệnh bắt đầu phát sinh và gây hại, nhất là bệnh đạo ôn.

Do bệnh này có thể xuất hiện và lây lan rất nhanh, nên bà con cần sử dụng thuốc đặc trị để phòng ngừa, đảm bảo sự phát triển của cây lúa hoặc nhanh chóng giảm áp lực sâu bệnh khi bệnh bắt đầu bùng phát.

Các chuyên gia nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân nên lựa chọn và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hiệu quả để ngăn chặn sự bùng phát của bệnh đạo ôn và dịch hại, trong đó có một "vũ khí" mà họ đã tin tưởng sử dụng nhiều năm.

Cứu lúa đúng cách

Dù xuất hiện hầu như quanh năm nhưng bệnh đạo ôn, do nấm Pyricularia oryzae gây ra, vẫn thường bùng phát mạnh nhất vào vụ Đông Xuân.

Vết bệnh xuất hiện trên lá thay đổi từ vết chấm đen (chấm kim) tới hình oval có mảng xám trắng ở giữa và viền hẹp màu nâu nhạt bên ngoài.

Các vết bệnh lan dần kéo dài dạng hình mắt én, rộng ở gữa và nhọn ở hai đầu. Nếu bệnh nặng, nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau làm cho lá lúa bị cháy (nên được gọi là bệnh cháy lá).

Bệnh đạo ôn thường phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ẩm độ cao, các yếu tố như giống nhiễm, bón phân đạm nhiều, sạ dày, lá lúa nằm ngang, phiến lá rộng, ruộng thiếu nước, cỏ dại nhiều là điều kiện thuận lợi để nấm phát sinh, phát triển và gây bệnh nặng.

Theo kinh nghiệm của nhiều nông dân, khi lúa bị bệnh đạo ôn, họ thường sử dụng thuốc Filia 525SE. Filia 525SE là thuốc trừ bệnh nội hấp và lưu dẫn mạnh, phòng và trị bệnh đạo ôn hiệu quả trên cây lúa thông qua cơ chế tác động kép độc đáo, vừa phòng bệnh vừa trị bệnh, hiệu lực kéo dài.

Ông Lê Văn Giang ở Yên Thành, Nghệ An cho biết “Tôi sử dụng Filia 525 SE phun phòng trừ bệnh đạo ôn khi bệnh chớm xuất hiện (3-5%), cho hiệu quả hơn các loại thuốc trừ đạo ôn khác, Thuốc Filia dẫn mạnh và bám dính tốt nên phòng trừ hiệu quả cả bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông”.

Anh Liêu Trọng Hữu tâm đắc với sản phẩm Fillia 525 SE giúp lúa sạch đạo ôn, cứng cây đứng lá. Ảnh: Thu Hà.

Anh Liêu Trọng Hữu tâm đắc với sản phẩm Fillia 525 SE giúp lúa sạch đạo ôn, cứng cây đứng lá. Ảnh: Thu Hà.

Cùng quan điểm này, anh Liêu Trọng Hữu, nông dân ở Giá Rai, Bạc Liêu cho biết: "Bệnh đạo ôn có thể phát sinh, bùng phát, làm lụi lúa rất nhanh chỉ sau 5 đến 7 ngày.

Những năm qua, nhờ có Filia mà lúa nhà tôi đẹp, sạch bệnh và lá luôn thẳng đứng. Sử dụng Filia giúp tiết kiệm số lần phun phòng trừ đạo ôn, hiệu quả kéo dài. Năm nay, tôi lại tiếp tục tin tưởng sử dụng sản phẩm này."

Anh Hữu cho biết trên thị trường cũng có một số loại thuốc BVTV trị đạo ôn nhưng ông chỉ yên tâm khi chọn Filia đúng hàng chính hiệu của Syngenta. Theo anh Hữu, Filia - "dứt sạch đạo ôn - cứng cây đứng lá” là những công dụng và lợi ích thiết thực đã thấm sâu vào tiềm thức của người nông dân trồng lúa.

"Không những thế, đội ngũ kỹ sư của Syngenta còn rất nhiệt tình, hướng dẫn chúng tôi rất tỉ mỉ, giúp chúng tôi quản lý dịch bệnh trên lúa hiệu quả, an toàn và kinh tế", anh Hữu hồ hởi. 

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lây lan, đội ngũ kỹ thuật của Syngenta vẫn tìm nhiều cách khác nhau để đồng hành cùng bà con.

Thay vì những buổi tư vấn trên đồng ruộng như trước đây, hiện nay để tránh việc tập trung đông người, các kỹ sư của Syngenta tổ chức tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh, truyền hình và các hình thức trực tuyến khác để hướng dẫn và khuyến cáo bà con chọn sử dụng thuốc hợp lý và đúng thời điểm để tiết kiệm số lần phun và công lao động, đồng thời hướng dẫn bà con cách chọn giống chống kháng, sạ thưa, bón phân cân đối… để những biện pháp tổng hợp này phát huy hiệu quả cao nhất.

Theo các chuyên gia của Syngenta, không chỉ với đạo ôn, sự kết hợp hoàn hảo giữa Filia 525 SE với Tilt Super 300 EC hoặc Amistar Top 325SC - sản phẩm chính hiệu của Syngenta – không chỉ phòng trừ hiệu quả bệnh đạo ôn mà còn giúp bảo vệ cây lúa khỏi sự tấn công cùng lúc của bệnh đốm vằn, vàng lá chín sớm và lem lép hạt... tạo nên những vụ mùa bội thu, giúp cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống của hàng triệu hộ nông dân trồng lúa trên cả nước.

Ông Trần Thanh Vũ – Tổng Giám đốc Syngenta Việt Nam khẳng định "Syngenta luôn tiên phong đưa các giải pháp công nghệ tiến tiến về khoa học cây trồng để giúp bà con ứng phó với dịch hại, nâng cao năng suất mùa vụ.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, Syngenta vẫn nỗ lực để chung tay đảm bảo an ninh lương thực, hướng tới sự phát triển bền vững đúng như cam kết lâu dài của chúng tôi với nhà nông và nền nông nghiệp Việt Nam".

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.