| Hotline: 0983.970.780

Thịt lợn nhập khẩu đảm bảo ngon

Thứ Ba 28/04/2020 , 18:48 (GMT+7)

Nếu ai đã từng sử dụng thịt lợn đông lạnh nhập khẩu rồi sẽ thấy không thua kém thịt lợn mổ bán ở chợ.

Thịt lợn nhập được kiểm tra 2 lần

Sáng 28/4, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đã có buổi kiểm tra thịt lợn nhập khẩu tại cảng ở Hải Phòng.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kiểm tra các lô hàng thịt lợn nhập khẩu từ Nga tại cảng VIP REEN PORT. Ảnh: Đinh Mười.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kiểm tra các lô hàng thịt lợn nhập khẩu từ Nga tại cảng VIP REEN PORT. Ảnh: Đinh Mười.

Đoàn công tác đã kiểm tra thủ tục một cửa của Chi cục Thú y Vùng II về việc nộp hồ sơ xin phép nhập khẩu, việc cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch… Đồng thời kiểm tra container hàng nhập cảng, kiểm tra xuất xứ, thông tin sản phẩm, bảo quản và các vấn đề an toàn thực phẩm, thủ tục xuất hàng khỏi cảng ở Hải Phòng.

Sau khi trực tiếp kiểm tra thực tế, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Tính đến ngày 27/4, Việt Nam đã nhập được 54.043 tấn thịt lợn, trong thời gian tới tiếp tục nhập khẩu. Về thịt lợn của Nga, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã làm việc trực tiếp với Tập đoàn Miratorg để kết nối với các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tổ chức phân phối và tiêu thụ khi thịt lợn được nhập về Việt Nam.

Về chất lượng thịt lợn nhập, trước khi các lô hàng được đưa xuống tàu chở về nước, phía Việt Nam có đoàn công tác sang bên đối tác trực tiếp giám sát tất cả các khâu. Sau khi thịt lợn cập cảng nước ta sẽ tiếp tục được lực lượng chức năng kiểm tra một lần nữa trước khi đưa vào nội địa tiêu thụ.

"Việc kiểm tra rất chặt chẽ, như sáng nay chúng ta thấy, từ việc mở container, lấy mẫu kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm tra an toàn thực phẩm... xong rồi mới đưa vào nội địa bảo quản tại kho đông lạnh. Sau đó, từ kho đông lạnh được đưa đến các siêu thị rất nhanh chóng. Về thủ tục hành chính thì không vướng mắc gì cả, chỉ trong 2-3 ngày tất cả các thủ tục về kiểm tra an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y đều được xử lí rất nhanh", Thứ trưởng Tiến nói.

Đoàn công tác trực tiếp kiểm tra lô thịt lợn vẫn còn kẹp chì. Ảnh: Đinh Mười.

Đoàn công tác trực tiếp kiểm tra lô thịt lợn vẫn còn kẹp chì. Ảnh: Đinh Mười.

Cũng theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, trong nhiều năm qua, thịt lợn ngoại trong thị trường Việt Nam chưa nhiều, thịt lợn sử dụng trong đợt này cũng chưa phải là phổ biến. Trong thời gian tới, bằng những thông số kỹ thuật, bằng trực quan, cần thông tin sâu rộng hơn nữa để người dân thấy rằng thịt lợn đông lạnh nhập khẩu hoàn toàn đảm bảo về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh thú y. Chất lượng thịt lợn đông lạnh nhập khẩu không thua kém thịt lợn mổ và bán trên thị trường hàng ngày.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Chi, Công ty TNHH Nhiêu Lộc - doanh nghiệp nhập đến 1/2 số lượng thịt lợn đông lạnh từ Nga về cho biết: Các lô thịt lợn nhập khẩu của công ty sau khi về đến Hải Phòng, số hàng không thể bán ngay sẽ bảo quản tại kho lạnh của Công ty CP Kinh doanh XNK Thủy sản Hải Phòng. Nhiệt độ bảo quản tại kho lạnh là âm 18 độ, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế.

"Thịt tươi nếu để 2-3 tiếng thì chất lượng có thể giảm đi, rồi bày bán ngoài chợ vi khuẩn rất nhiều. Còn thịt cấp đông xong độ an toàn rất cao, giữ nguyên được giá trị miếng thịt. Tâm lý người Việt cứ sợ thịt đông, nhưng thực tế thịt đông lại an toàn nhất", ông Chi khẳng định.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kiểm tra kho lạnh của Công ty CP Kinh doanh  XNK Thủy sản Hải Phòng. Ảnh: Đinh Mười.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kiểm tra kho lạnh của Công ty CP Kinh doanh  XNK Thủy sản Hải Phòng. Ảnh: Đinh Mười.

Tiếp tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu

Việt Nam đang có hơn 20 đơn vị nhập khẩu thịt lợn đông lạnh, mỗi đơn vị đều có hệ thống bán lẻ, kênh bán lẻ riêng nên việc bảo quản và tiêu thụ thịt lợn đông lạnh nhập khẩu theo cơ quan chức năng không phải là vấn đề. Cái khó nhất là thuế, chi phí vận chuyển cao và nguồn vốn đầu tư lớn.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận định, đối với việc bảo quản thịt lợn đông lạnh sau khi nhập khẩu về nước, tất cả thực phẩm sản xuất trong nước đều đã có quy trình, do đó, từ kho lạnh đến việc bày bán, tiêu thụ thịt lợn nhập khẩu với các doanh nghiệp không phải quá khó khăn. Cái khó là thuế nhập khẩu thịt lợn còn cao, vốn lớn. Do đó, để việc nhập khẩu thịt lợn thuận lợi trước mắt cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu vay vốn ưu đãi, giảm thuế, có phương pháp để giảm chi phí vận chuyển.

Thịt lợn được bảo quản ở nhiệt độ âm 18 độ C tại kho lạnh. Ảnh: Đinh Mười.

Thịt lợn được bảo quản ở nhiệt độ âm 18 độ C tại kho lạnh. Ảnh: Đinh Mười.

"Phía Bộ NN-PTNT, Bộ Công Thương và Bộ Ngoại giao cũng đã tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp. Về các thủ tục hành chính, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đã trực tiếp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phải đảm bảo ngắn nhất, nhanh nhất tất cả các thủ tục hành chính về kiểm dịch, kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm đảm bảo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng”, Thứ trưởng cho biết.

Theo Chi cục Thú y vùng II, từ 1/1 đến 26/4/2020, đã có 819 lô thịt lợn với trọng lượng 24.470.384kg đã cập cảng Hải Phòng, so với năm 2019 tăng 243%. Dù giá thịt lợn các nước rất rẻ tuy nhiên sau khi nhập về Việt Nam, việc bán ra thị trường ban đầu có gặp khó khăn do đặc thù văn hóa, người Việt Nam thích ăn thịt nóng tại chợ, đã ảnh hưởng đến tiêu thụ thịt lợn đông lạnh. 

Xem thêm
Thủ tướng nêu 3 nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát 3 nhiệm vụ hết sức quan trọng với Lạng Sơn trong thực hiện quy hoạch tỉnh.

Phú Thọ thiệt hại khoảng 34,5 tỷ đồng do mưa dông

Ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ chịu thiệt hại vô cùng nặng nề khi hàng trăm ha lúa, ngô, chuối, rau màu... bị đổ ngã và không thể phục hồi.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ngồi ở nhà, người dân Huế vẫn được cấp phiếu lý lịch tư pháp

THỪA THIÊN - HUẾ Từ ngày 22/4, người dân Huế có tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2 sẽ thực hiện thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh VneID.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm