Tuy nhiên chính quyền địa phương lại không công nhận việc này.
Đơn kiến nghị của ông Bế Đức Chiến gửi cho Báo NNVN |
Theo như đơn kiến nghị của ông Bế Đức Chiến (thường trú tại phường Đề Thám, TP Cao Bằng) gửi Báo NNVN trình bày việc dì ruột của mình là Bà Đàm Thị Thanh (sinh 1946), thường trú tại xóm Nà Roác, xã Bạch Đằng, huyện Hòa An. Đã được hưởng chế độ huân huy chương theo quyết định số 22/2013 của Thủ tướng. Bà Thanh sống một mình, không chồng con. Đến năm 2014, bà Thanh có đơn xin làm nhà (xây mới) và được chấp thuận. Năm 2015 gia đình đã xây dựng xong, vào ở và không có xảy ra vướng mắc, tranh chấp gì. Đến tháng 3/2016, bà Thanh không may bị tai nạn qua đời. Mãi đến tháng 7/2018, hộ bà Thanh mới được quyết toán tiền hỗ trợ làm nhà theo quy định Nhà nước là 40 triệu đồng. Tuy nhiên, người thừa kế hợp pháp theo pháp luật là ông Chiến lại không được nhận tiền hỗ trợ cho bà Thanh, vì nhiều lý do không thỏa đáng.
Sau nhiều lần làm đơn kiến nghị, gửi lên các cấp thì ông Chiến cũng đã được nhận công văn phản hồi số 15/CV-UBND ngày 27/7/2018 của Chủ tịch UBND xã Bạch Đằng Nông Ích Hoán. Bà Thanh sống độc thân, ông Chiến không có tên cùng trong hộ khẩu của bà Thanh. Nhưng biên bản nghiệm thu ông Ông Bế Đức Chiến là người ký biên bản trong khi đó nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại phường Đề Thám, TP Cao Bằng. Theo chủ tịch Hoán, khi chết nhà bà Thanh đóng cửa không có ai thờ cúng.
Ông Bế Đức Chiến chính là người hương hỏa cho bà Thanh những ngày rằm, mùng 1 |
Tuy nhiên theo những tài liệu liên quan đến hồ sơ “Nhà ở người có công với cách mạng theo quyết định 22/2013” của bà Đàm Thị Thanh có thể thấy những việc làm và lời nói của ông Hoán là bất nhất. Cụ thể ông Hoán nói ông Chiến không có thẩm quyền ký biên bản nghiệm thu nhưng bản thân ông cũng là người tham gia nghiệm thu, ký tên và đóng dấu. Rồi việc bản thân là chủ tịch UBND xã ký thông qua danh sách lấy tiền về, trong đó có trường hợp bà Thanh nhưng sau lại trả lời hồ sơ bà Thanh không đủ điều kiện. Nhất là để bào chữa việc không chi tiền cho ông Chiến (người thừa kế của bà Thanh) thì đã tự mình khẳng định áp đặt mang tính chủ quan là “khi bà Thanh chết đến nay nhà bà Thanh vẫn đóng cửa, không ai thờ cúng tại đấy”.
Theo như thông tin của một số người ở xã Bạch Đằng, việc ông Bế Đức Chiến bị gây khó dễ có thể là do ông Hoán có quan hệ thân thiết với cấp dưới, là cháu của một người trước đây có tranh chấp đất đai với ông Chiến. Vì vậy mà khi ông Chiến kiến nghị lên các cấp, thì ông Hoán đã báo cáo lên cấp trên như vậy.
Công văn số 15 của Chủ tịch UBND xã Bạch Đằng Nông Ích Hoán nói bà Thanh chết không có người thờ cúng |
Trước đó ngày 18/4/2018, họ nhà bà Thanh đã họp gia đình do ông Đàm Quang Trường (trưởng họ) là chủ trì, có sự chứng kiến của đại diện địa phương là bà Trưởng xóm Nà Roác 1 - Nguyễn Thị Linh, những người trong họ đã thống nhất giao cho vợ chồng Bế Đức Chiến (là cháu ruột bà Thanh) đứng tên toàn bộ xây dựng nhà bà Đàm Thị Thanh và ông Chiến có trách nhiệm thờ cúng. Giấy tờ họp họ cũng đã được gửi kèm vào hồ sơ hỗ trợ nhà ở của bà Thanh. Như vậy theo pháp luật thì ông Chiến sẽ là người thay mặt bà Thanh đã mất nhận số tiền 40 triệu đồng do Nhà nước hỗ trợ làm nhà cho người có công với cách mạng.
Tuy nhiên các cơ quan chức năng của tỉnh Cao Bằng lại không công nhận ông Chiến là người thừa kế hợp pháp, người trông nom nhà cửa, hương hỏa khi bà Thanh đã mất. Câu hỏi đặt gia với tỉnh Cao Bằng, vậy ai mới có quyền thờ cúng người có công với cách mạng?
Ngôi nhà của bà Đàm Thị Thanh hiện nay đã được họ Đàm giao cho ông Bế Đức Chiến quản lý (mang tên) |
Biên bản họp gia đình giao cho ông Bế Ngọc Chiến đứng tên kê toàn bộ tài sản của bà Đàm Thị Thanh |