Moscow đã công bố những sửa đổi đối với học thuyết hạt nhân của mình hồi tháng 9, trong bối cảnh Ukraine đang kêu gọi các đồng minh phương Tây cho phép sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công vào lãnh thổ Nga. Học thuyết mới đã chính thức được thông qua hôm 19/11, vài giờ sau khi Ukraine sử dụng nhiều tên lửa ATACMS do Mỹ cung cấp để tấn công vào vùng Bryansk của Nga.
"Tôi nghĩ rằng tuyên bố này của Nga là một biện pháp là một biện pháp được đưa ra nhằm đáp trả lập trường chống lại nước này liên quan đến việc sử dụng vũ khí thông thường. Tôi nghĩ rằng các quan chức NATO cần phải xem xét kỹ lưỡng vấn đề này. Nga có quyền và khả năng tự bảo vệ mình, cũng như thực hiện các biện pháp phòng thủ. Và họ đang buộc phải thực hiện các biện pháp này", ông Erdogan phát biểu tại một cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rio de Janeiro, Brazil hôm 19/11.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng các nước NATO cũng có quyền tự vệ tương tự, nhưng cần lưu ý rằng "không có mặt trái nào đối với một cuộc chiến tranh hạt nhân".
Nhiều cơ quan báo chí của Mỹ cuối tuần qua đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden đã dỡ bỏ các hạn chế đối với việc Kiev sử dụng tên lửa ATACMS do Mỹ cung cấp. Nhà Trắng không xác nhận cũng không phủ nhận thông tin này, nhưng Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky tuyên bố hôm 19/11 đã xác nhận rằng điều đó là sự thật.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo phương Tây rằng việc Kiev sử dụng tên lửa tầm xa sẽ thay đổi tính chất của cuộc xung đột Nga-Ukraine và khiến NATO trở thành bên tham gia trực tiếp vào chiến sự.
Mỹ và các đồng minh đã viện trợ cho Ukraine gần 200 tỷ USD kể từ năm 2022, đồng thời liên tục khẳng định điều này không khiến họ trở thành một bên tham gia cuộc xung đột. Mặc dù là một quốc gia thành viên NATO, Thổ Nhĩ Kỳ đã không thực hiện các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga và duy trì quan hệ với cả Moscow và Kiev.
Cả Nga và Ukraine đều là quốc gia láng giềng của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan nói với các phóng viên ở Brazil, lưu ý rằng Ankara muốn duy trì quan hệ song phương với cả hai nước.
"Tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ đạt được một lệnh ngừng bắn hoàn toàn giữa Ukraine và Nga càng sớm càng tốt và đạt được hòa bình, điều mà cả thế giới đang mong chờ", ông nói thêm. Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức các cuộc đàm phán đầu tiên giữa Nga và Ukraine vào tháng 3/2022. Tiến trình đầy hứa hẹn đã sụp đổ sau khi phương Tây tuyên bố ủng hộ vô điều kiện đối với Kiev và không sẵn sàng hòa giải với Moscow.