| Hotline: 0983.970.780

TT-Huế:

Thót tim xem quá trình di dời, hủy nổ bom “khủng”

Thứ Ba 18/03/2014 , 17:49 (GMT+7)

Quả bom lớn nhất tại huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế nặng 1 tấn đã được cho hủy nổ vào chiều 17/3 với một quá trình di dời, vận chuyển, đưa vào bãi nổ và tiến hành nổ rất phức tạp.

Đây là quả bom thuộc loại lớn nhất từ trước đến nay tìm được ở Huế. Cách đây 1 tuần, quả bom đã được tìm thấy dưới dòng suối cạn ở xã Hồng Kim.

Vì quả bom quá lớn, lại nằm ngay dưới con suối cát khá cạn của xã Hồng Kim nên đội rà phá không thể đào và di dời quả bom để hủy nổ. Máy cẩu đã được thuê để cẩu quả bom 1 tấn này đi hủy nổ. 

Quả bom khủng được đưa lên xe về bãi nổ, chiếm cả nửa thùng xe tải
Quả bom "khủng" được đưa lên xe về bãi nổ, chiếm cả nửa thùng xe tải

Một máy cẩu được sử dụng để đào bom dưới sự hỗ trợ của 2 đội rà phá bom mìn (14 người) và chuyên gia tư vấn về bom mìn thuộc Tổ chức rà phá vật liệu nổ APOPO Việt Nam. Từ 13h30 đến 15h, bom “khủng” đã được vận chuyển đến bãi hủy nổ thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn xã Hương Phong trên quãng đường dài 15km.

Đúng 16h, trái bom nặng 2.000 cân Anh có từ thời chiến tranh chống Mỹ đã được hủy nổ lộ thiên thành công. Vì sự an toàn, không ai được đứng gần hiện trường hủy nổ. 

Chùm ảnh về quá trình trục vớt, di dời, hủy nổ quả bom nặng 1 tấn:

Đào, mò tìm bom. Do bom quá nặng nên không thể di dời bằng sức người.
Đào, mò tìm bom. Do bom quá nặng nên không thể di dời bằng sức người.

Xe cẩu lớn được điều tới
Xe cẩu lớn được điều tới

Xe cẩu lớn được điều tới
Quả bom được từ từ nhấc lên khỏi lòng suối. Chỉ cần một chút sơ sảy, đứt dây cáp, bom có thể phát nổ, bán kính sát thương 500m.
 
Quả bom lớn nằm im dưới suối suốt mấy chục năm qua và may mắn không nổ
Quả bom lớn nằm im dưới suối suốt mấy chục năm qua và may mắn không nổ
Quả bom lớn nằm im dưới suối suốt mấy chục năm qua và may mắn không nổ 
 
Đây là quả bom thuộc dạng khủng nhất ở huyện miền núi A Lưới và gần như lớn nhất ở Huế
Đây là quả bom thuộc dạng "khủng" nhất ở huyện miền núi A Lưới và gần như lớn nhất ở Huế
 
Dùng dây cẩu đưa bom lên thùng xe.
Dùng dây cẩu đưa bom lên thùng xe.
 
Cẩn thận từng động tác nhỏ
Cẩn thận từng động tác nhỏ
 
Niềm vui của một chuyên gia nước ngoài khi tạm khống chế được bom tấn,
Niềm vui của một chuyên gia nước ngoài khi tạm "khống chế" được bom "tấn",tăng thêm sự an toàn cho người dân huyện miền núi A Lưới - nơi gánh chịu nhiều hậu quả chiến tranh chống Mỹ với rất nhiều bom đạn còn sót lại.

Vào ngày 12/3 vừa qua, UBND tỉnh TT-Huế và Tổ chức APOPO đã ký biên bản hợp tác thực hiện dự án tài trợ tổng giá trị gần 260.000 Euro nhằm rà phá bom mìn và vật liệu chưa nổ tại huyện A Lưới. Dự án do Bộ Ngoại giao CHLB Đức tài trợ thực hiện trong năm 2014 gồm: Triển khai khảo sát, rà phá bom mìn ở A Lưới; phát triển công cụ quản lý thông tin nhằm hỗ trợ công tác rà phá; thiết lập cơ sở dữ liệu bom mìn cấp tỉnh và triển khai hệ thống thông tin hành động bom mìn tại TT-Huế… nhằm giúp tỉnh khắc phục hậu quả chiến tranh để lại. Từ 1998 đến nay, Bộ Ngoại giao Đức đã hỗ trợ giúp Huế dò tìm và phá hủy ở tỉnh Thừa Thiên Huế hơn 2.000 quả bom bi và vật liệu nổ các loại tại hiện trường, di dời 12 quả bom lớn (từ 250kg-1.000kg) về bãi xử lý tập trung.

 

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm