Quyết định đóng tài khoản mà ông Modi mở năm 2015 và có 244.000 người theo dõi, diễn ra chỉ vài ngày sau khi Ấn Độ ban lệnh cấm 59 ứng dụng do Trung Quốc sản xuất, bao gồm TikTok và WeChat, trích dẫn các vấn đề về an ninh và bảo mật quốc gia.
Việc đóng tài khoản và cấm ứng dụng diễn ra khi căng thẳng quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ tăng vọt sau cuộc đụng độ biên giới cả hai phía và khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Các chỉ huy quân sự hàng đầu của hai nước đã gặp nhau trong tuần này để cố gắng hạ nhiệt tình hình.
Tài khoản Weibo của Thủ tướng Ấn Độ là một trong các công cụ được sử dụng để thu hút khán giả Trung Quốc trong 5 năm qua, mặc dù ông chỉ đăng khoảng 100 lần.
Trong khi hàng chục đại sứ quán nước ngoài tại Trung Quốc có tài khoản Weibo và WeChat chính thức, Modi là một trong số ít các nguyên thủ quốc gia có trang Weibo chính thức, được ra mắt trước chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Trung Quốc vào tháng 5/2015.
Theo các báo cáo trước đây về sự ra mắt của trang Weibo của Thủ tướng Modi, thông điệp đầu tiên của ông là: “Hello China! Mong được tương tác với bạn bè Trung Quốc thông qua Weibo”.
Tân Hoa Xã, cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc hoan nghênh động thái này bằng cách chạy một bài báo với tiêu đề “Trung Quốc nhiệt liệt hoan nghênh tài khoản Weibo của Thủ tướng Ấn Độ”.
Trung Quốc là quốc gia áp đặt kiểm duyệt internet khắt khe trên các trang web nước ngoài và có phiên bản nền tảng mạng xã hội riêng, với Weibo là công ty hàng đầu trong ngành.
Ấn Độ cũng đưa ra bình luận đầu tiên hôm thứ Tư (1/7) về tình hình ở Hồng Kông kể từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ bắt đầu vào năm ngoái, nói rằng họ đã lưu ý đến “một số tuyên bố bày tỏ quan ngại về những phát triển này”.
Nhận xét này được đưa ra trong một cuộc họp thường kỳ tại Hội đồng Nhân quyền sau khi Trung Quốc áp đặt Luật An ninh quốc gia mới ở thuộc địa cũ của Anh – điều mà các nhà phê bình cho rằng sẽ làm xói mòn mức độ tự trị cao từng được hứa hẹn khi Trung Quốc tiếp quản đặc khu năm 1997.