Chính phủ Ấn Độ đã cấm TikTok, ứng dụng truyền thông xã hội cực kỳ phổ biến, như một phần của các biện pháp trả đũa Trung Quốc sau một cuộc đối đầu bạo lực giữa quân đội hai nước này.
TikTok là một trong hơn 50 ứng dụng do Trung Quốc sản xuất bị Bộ Thông tin Ấn Độ cấm sử dụng vì lo ngại rằng có thể đe dọa đến chủ quyền và an ninh.
Mặc dù thông báo của chính phủ ban hành lệnh cấm không đề cập rõ ràng đến Trung Quốc (theo tên), nhưng rõ ràng danh sách đen chỉ bao gồm các ứng dụng do Trung Quốc sản xuất.
Ngoài ra, danh sách này xuất hiện sau khi 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đối đầu với quân đội Trung Quốc dọc theo biên giới tranh chấp trên dãy núi Himalaya.
Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia bằng cách di chuyển hàng ngàn binh sĩ và pháo binh, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng, vào lãnh thổ tranh chấp ở Ladakh.
Cuộc đụng độ hai tuần trước là cuộc xung đột tồi tệ nhất giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong 60 năm qua, và mặc dù cam kết hai bên sẽ không leo thang, các cảnh quay vệ tinh gần đây dường như cho thấy Trung Quốc củng cố sự hiện diện của họ dọc theo biên giới.
Quyết định cấm TikTok, một ứng dụng mà mọi người tải lên các video ngắn, được tải xuống nhiều nhất ở Ấn Độ với 200 triệu người dùng, có khả năng gây hậu quả tại quốc gia này.
App này đã trở thành một phần trung tâm của văn hóa phổ biến ở Ấn Độ, với một số người nổi tiếng TikTok tự hào có hàng chục triệu người theo dõi.
Chính phủ Ấn Độ cho biết quyết định cấm các ứng dụng này là để bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư của 1,3 tỷ công dân của họ và ngăn chặn công nghệ bị ăn cắp và lén lút truyền dữ liệu của người dùng theo cách không được phép tới các máy chủ bên ngoài Ấn Độ.
Kể từ khi quân đội Trung Quốc tập trung và đụng độ dữ dội ở biên giới, ngày càng có nhiều lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa và đầu tư của Trung Quốc.
Chính phủ Ấn Độ từng công bố kế hoạch áp đặt các rào cản thương mại cao hơn và tăng thuế nhập khẩu đối với khoảng 300 sản phẩm từ Trung Quốc, cũng như cấm các công ty Trung Quốc đấu thầu các dự án viễn thông ở Ấn Độ.
Hiệp hội chủ sở hữu khách sạn và nhà hàng Delhi, đại diện cho hơn 3.000 cơ sở tại thủ đô, gần đây cũng đã cấm tất cả công dân Trung Quốc khỏi khách sạn và nhà hàng của họ.