| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng chỉ ra 6 ý nghĩa của tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Chủ Nhật 21/04/2024 , 14:45 (GMT+7)

Phát lệnh khởi công tuyến cao tốc nghìn tỷ Hữu Nghị - Chi Lăng, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra nhiều ý nghĩa của tuyến đường này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trị giá hơn 11.000 tỷ đồng. Ảnh: Văn Việt.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trị giá hơn 11.000 tỷ đồng. Ảnh: Văn Việt.

Thủ tướng chỉ rõ 6 ý nghĩa của cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Sáng 21/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức lễ khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng trị giá hơn 11.000 tỉ đồng. Ngân sách nhà nước khoảng 5.500 tỉ đồng (chiếm 50%), còn lại là do vốn của nhà đầu tư.

Đoạn cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng có vận tốc tối đa 100km/h, hoàn chỉnh có 6 làn xe, 2 làn dừng, rộng 32,25m. Đoạn Tân Thanh - Cốc Nam có 4 làn xe, 2 làn dừng, rộng 22m, tốc độ tối đa 80km/h.

Đánh giá cao cố gắng hoàn thành thủ tục dự án, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định đây là nỗ lực của các bộ ngành, địa phương. Việc hoàn thành cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng góp phần thực hiện mục tiêu 3.000km cao tốc đến năm 2025, đồng thời kết nối cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh và 6 cặp cửa khẩu của hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng.

“Khởi công tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng là tuyến cao tốc cuối cùng nối Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội, Thừa Thiên - Huế, TP.HCM, Cần Thơ, Cà Mau”, Thủ tướng nói.

Nói về ý nghĩa của cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 6 điểm.

1. Thực hiện mục tiêu của Đại hội Đảng toàn quốc đề ra về phát triển hạ tầng giao thông đến 2030.

2. Đáp ứng mong mỏi của nhân dân hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, góp phần thực hiện 3 đột phá chiến lược.

3. Kết nối giao thông, kinh tế ASEAN - Trung Quốc, Việt Nam - Trung Quốc, hai vùng kinh tế động lực Đồng bằng sông Hồng - miền núi phía bắc, kết nối hai hàng lang - một vành đai của Việt Nam với vành đai con đường Trung Quốc. Kế tiếp cao tốc là cầu nối 4 địa phương Hà Nội, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh.

4. Mở ra cơ hội phát triển mới cho cụm cảng tại Quảng Ninh, Hải Phòng với Lạng Sơn, Cao Bằng.

5. Thực hiện chủ trương phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường giám sát, kiểm tra và phát huy tính tự lực, tự cường của các địa phương.

6. Thực hiện chủ trương, hợp tác công tư giữa Nhà nước - nhà đầu tư và sự ủng hộ, đồng lòng của nhân dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng là tuyến cao tốc cuối cùng nối Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội, Thừa Thiên - Huế, TP.HCM, Cần Thơ, Cà Mau.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng là tuyến cao tốc cuối cùng nối Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội, Thừa Thiên - Huế, TP.HCM, Cần Thơ, Cà Mau.

Hàng loạt công nghệ mới 

Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Nguyễn Quốc Đoàn cho biết cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng hoàn thành tạo lợi thế phát triển trong hành lang kinh tế xuyên Á, "cửa ngõ" giao lưu thương mại với Trung Quốc, Đông Nam Á cũng như phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, xuất nhập khẩu hàng hóa.

Là tỉnh biên giới, nguồn lực hạn chế, Lạng Sơn vẫn cố gắng cân đối 2.000 tỉ đồng tham gia dự án, hợp tác với các bên nỗ lực hoàn thành cao tốc, ông Đoàn nói.

Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả, ông Hồ Minh Hoàng, hứa với Chính phủ, người dân thực hiện dự án với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, “chỉ tiến không lùi”.

"Chúng tôi sẽ tổ chức thi công, kiểm soát tiến độ và chi phí dự án bằng công nghệ mới như nhận diện khuôn mặt bằng sinh trắc học để quản lý nhân sự, cân điện tử để kiểm soát vật liệu, công nghệ BIM để quản lý dự án…”, ông Hoàng nêu.

Sáng cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn trao quà tặng của Ban vận động quỹ vì người nghèo tỉnh Lạng Sơn, hỗ trợ cho 30 hộ dân trong vùng dự án. Mỗi hộ một nhà đại đoàn kết 50 triệu đồng.

Xem thêm
Bãi nhiệm chức vụ loạt nhân sự cấp cao ở tỉnh Vĩnh Phúc

Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã bãi nhiệm nhiều chức vụ của các cán bộ đã bị bắt tạm giam hoặc đã bị kỷ luật.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm