| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng: Đầu tư theo chiều sâu, lâu dài vào Gia Lai, biến cái không thể thành có thể

Thứ Bảy 21/05/2022 , 17:50 (GMT+7)

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh, quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Gia Lai phải có đột phá, tạo động lực mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo hội nghị.

Chiều 21/5, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2022. Tham dự hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cùng lãnh đạo các Bộ, ngành. Về phía địa phương có Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cùng hàng trăm nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Theo báo cáo tại hội nghị, giai đoạn 2016-2021, tỉnh Gia Lai thu hút được 515 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 830.000 tỷ đồng. Trong đó có 237 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng mức vốn đăng ký là 65.900 tỷ đồng.

Cụ thể, lĩnh vực nông nghiệp có 31 dự án, vốn đầu tư 2.314 tỷ đồng; Công nghiệp chế biến, khoáng sản là 141 dự án, vốn đầu tư 8.690 tỷ đồng; Thương mại dịch vụ, y tế, giáo dục có 24 dự án, vốn đầu tư 1.231 tỷ đồng; Kết cấu hạ tầng kỹ thuật có 17 dự án, vốn đầu tư 1.565 tỷ đồng. Riêng trong năm 2021 có 60 dự án được phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư với tổng vốn 29.000 tỷ đồng.

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành danh mục 112 dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021-2025.

Cụ thể, 50 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, 18 dự án công nghiệp, 22 dự án nông nghiệp, 22 dự án thương mại dịch vụ, du lịch. Tại hội nghị, UBND tỉnh đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 17 dự án với tổng vốn đầu tư 15.000 tỷ đồng.

Tại hội nghị, UBND tỉnh Gia Lai đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 17 dự án với tổng vốn đầu tư 15.000 tỷ đồng.

Tại hội nghị, UBND tỉnh Gia Lai đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 17 dự án với tổng vốn đầu tư 15.000 tỷ đồng.

Phát biểu tại hội nghị, ông Võ Ngọc Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội của cả nước gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng năm 2021 vừa qua đi, lại là năm thực sự khởi sắc của kinh tế tỉnh.

Theo đó, tổng sản phẩm GRDP năm 2021 tăng 9,71% so với năm 2020; thu ngân sách Nhà nước đạt gần 7.900 tỷ đồng; tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 70.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 là 1.480 triệu USD - tăng gấp 2,2 lần so với năm 2020.

Để đạt được kết quả nêu trên, bên cạnh sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ thì việc thu hút đầu tư và đưa vào vận hành các dự án trong năm 2021 đã góp phần tích cực vào việc thực hiện thành công "mục tiêu kép” mà Chính phủ đề ra.

Trong đó có những dự án lớn hoàn thành, đưa vào trong năm 2021 đã tạo sức bật cho nền kinh tế tỉnh nhà như: 11 dự án điện gió với tổng công suất 563 MW, tổng vốn đầu tư trên 20.000 tỷ đồng; dự án trang trại chăn nuôi bò thịt của Công ty TNHH MTV Chăn nuôi bò Trung Nguyên (THACO) với tổng mức đầu tư 1.162 tỷ đồng, công suất nuôi 100.000 con/năm; Trồng cây dược liệu kết hợp trồng cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao, Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Hưng Sơn quy mô 217 ha, vốn đầu tư 149 tỷ đồng; Dự án dây chuyền sản xuất đường tinh luyện RE, vốn đầu tư 1.100 tỷ, công suất 1.000 tấn/ngày...  

Gia Lai là địa phương có nhiều tiềm năng thuận lợi cho phát triển công nghiệp - thương mại, nhất là công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo. Tỉnh phát huy hiệu quả các điều kiện thuận lợi, mở ra “cánh cửa” mới để chào đón các nhà đầu tư tiềm năng vào 3 lĩnh vực thế mạnh bao gồm: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo và du lịch.

Nông nghiệp Gia Lai được xem là thế mạnh trong phát triển kinh tế.

Nông nghiệp Gia Lai được xem là thế mạnh trong phát triển kinh tế.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta có những cái thuận lợi và không thuận lợi. Chúng ta cần phải xây dựng nền kinh tế tự chủ, chủ động tích cực hội nhập chứ không phải tự cung tự cấp. Nếu nền kinh tế không tích cực hội nhập thì không phát triển được. Gia Lai có cái lớn nhất là con người, đất đai, truyền thống lịch sử văn hóa. Nếu có 3 trụ cột này thì có thể quyết định đến vấn đề phát triển của các địa phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh, quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Gia Lai phải có đột phá, tạo động lực mới. Trong đó cần phải tập trung phát triển hạ tầng giao thông, kinh tế, văn hóa xã hội. Đừng làm dàn trải manh mún, phải phát triển có trọng tâm, trọng điểm.

Cuối cùng Thủ tướng tuyên dương thành tựu của tỉnh Gia Lai đạt được trong những năm qua, đặc biệt chỉ số cạnh tranh PCI đã được cải thiện.

Thủ tướng mong các nhà đầu tư tập trung khai thác thế mạnh Gia Lai, nâng cao đổi mới công nghệ, phát triển năng lượng xanh, sạch. Nghiên cứu, tâm huyết, yêu vùng đất Gia Lai để có sự đầu tư theo chiều sâu, lâu dài. Từ đó, biến những cái khó thành dễ, cái không thể thành có thể.

Các bộ các ngành phải có trách nhiệm, đồng hành với Gia Lai, không có hạch sách, tiêu cực, tránh tình trạng bắt địa phương chạy lên, chạy xuống vẫn giải quyết không xong.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương chứng kiến lễ trao quyết định chủ trương đầu tư cho 17 dự án với tổng vốn đầu tư 15.000 tỷ đồng và lễ ký 29 biên bản ghi nhớ hợp tác với tổng vốn đăng ký hơn 115.000 tỷ đồng.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.