| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng: Doanh nghiệp Việt Nam không được trông chờ, ỷ lại

Thứ Bảy 09/05/2020 , 12:21 (GMT+7)

Đây là 1 trong 3 yêu cầu Thủ tướng đưa ra với doanh nghiệp Việt Nam trong hội nghị sáng 9/5 để có thể phát triển để nâng cao năng suất sau dịch Covid-19.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội và địa phương sáng 9/5. Ảnh: VGP.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội và địa phương sáng 9/5. Ảnh: VGP.

Thủ tướng đánh giá, hội nghị đã đưa ra được nhiều luận điểm để phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập trạng thái bình thường mới để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, do đó có thể đón các chuyên gia nước ngoài sang hợp tác phát triển kinh tế.

Theo Thủ tướng, Covid-19 sẽ là cơ hội phát triển của Việt Nam nếu biết tổ chức quản lý tốt, kinh doanh tốt và hợp tác tốt. Có thể khẳng định vị trí chủ chốt của doanh nghiệp trên mặt trận kinh tế, từ tăng trưởng việc làm, thu ngân sách cho đến áp dụng tiến bộ kỹ thuật.

Đối với doanh nghiệp, Thủ tướng đưa ra 3 yêu cầu, đầu tiên là không được trông trờ, ỷ lại, thứ hai phải tái cơ cấu để nâng cao trình độ quản trị. Ba là, các cấp các ngành, đặc biệt là doanh nghiệp áp dụng mạnh mẽ kỹ thuật khoa học công nghệ, nhất là Cách mạng 4.0 trong phát triển để nâng cao năng suất.

Sau khi lắng nghe các kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội… Thủ tướng cho biết Chính phủ và các cơ quan liên quan sẽ tiếp thu ý kiến để đưa ra được nghị quyết tốt nhất, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp pháp triển.

Thủ tướng lưu ý, các địa phương cần đẩy nhanh thủ tục, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp. Ngoài ra, phải quan tâm đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị tác động lớn bởi dịch Covid-19.

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp phải giữ cho được 3 điều: Giữ lao động; Giữ thị trường và phát triển thị trường, gồm thị trường trong nước và thị trường quốc tế mà Việt Nam dày côn” đàm phán thời gian qua. Thứ ba là giữ danh dự, bản lĩnh doanh nhân Việt Nam.

Một số vấn đề lớn mà Thủ tướng lưu ý các cơ quan nhà nước là cần tạo môi trường tốt cho doanh nghiệp, hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp cả chính sách, tiền tệ và tài khóa, giảm lãi suất, chi phí.

Các hiệp hội ngành hàng có nhiều vai trò, tập hợp thông tin tiến bộ khoa học kỹ thuật, quản lý để áp dụng nhanh vào doanh nghiệp. "Những vấn đề như vậy sẽ được chúng tôi quan tâm xử lý tích cực trong thời gian tới", Thủ tướng khẳng định.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Trữ nước ngọt cho mùa khô

Tiền Giang Để chủ động sản xuất trong mùa khô, ngành chức năng và người dân tỉnh Tiền Giang bắt tay vào công tác tích trữ nước ngọt và các giải pháp ứng phó xâm nhập mặn.

Tình nguyện hiến đất làm kè chống sạt lở bờ sông

Hà Tĩnh Hơn 30 hộ dân ở huyện Hương Khê đã tình nguyện hiến hàng nghìn m2 đất làm dự án kè chống sạt lở bờ sông Ngàn Sâu, góp phần phòng chống thiên tai hiệu quả.