| Hotline: 0983.970.780

Đề xuất chi 5.000 tỷ đào tạo lao động sau đại dịch Covid-19

Thứ Bảy 09/05/2020 , 11:28 (GMT+7)

Đây là đề xuất của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhằm tránh tình trạng thiếu hụt lao động sau khi hoat động kinh doanh được khôi phục trở lại.

20.000 tỷ đồng đã đến tay người dân bị ảnh hưởng

Tại Hội nghị với doanh nghiệp “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế” do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung, cho biết: Đại dịch Covid-19 khiến 86% doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng, doanh thu giảm còn 70%; khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực du lịch, hàng không, dịch vụ lao động tự do bị ảnh hưởng nghiêm trọng; 26% doanh nghiệp phải dừng hoạt động, ngừng việc, giãn việc.26% doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, ngừng việc, giãn việc hoặc mất việc.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lưu ý, nếu các doanh nghiệp cắt giảm hàng loạt lao động thì chi phí tuyển dụng, đào tạo lại sẽ rất lớn. Ảnh: CP.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lưu ý, nếu các doanh nghiệp cắt giảm hàng loạt lao động thì chi phí tuyển dụng, đào tạo lại sẽ rất lớn. Ảnh: CP.

Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực rất lớn để duy trì sản xuất. Người lao động và doanh nghiệp cũng đã có sự chia sẻ, cùng nhau chung tay vượt qua khó khăn, như: Doanh nghiệp trả lương cơ bản, nhiều nơi người lao động tự nguyện giảm một phần thu nhập của mình.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 42, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 15 về gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng dành cho lao động bị giảm sâu về thu nhập, có mức sống dưới mức tối thiểu.

Dự kiến sẽ có trên 20 triệu đối tượng được hỗ trợ. Trong 7 nhóm đối tượng đủ điều kiện hỗ trợ, sẽ ưu tiên các nhóm lao động bị ngừng, tạm hoãn hợp đồng, lao động nghỉ việc không được hưởng lương, lao động bị chấm dứt hợp đồng, lao động không đủ điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, lao động tự do, hỗ trợ các cửa hàng kinh doanh cá thể phải ngừng hoạt động theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhiều người chăn nuôi gặp lao đao, khi nông sản rớt giá trong đại dịch Covid-19. Ảnh: Minh Phúc.

Nhiều người chăn nuôi gặp lao đao, khi nông sản rớt giá trong đại dịch Covid-19. Ảnh: Minh Phúc.

Đến nay 63 tỉnh, thành đã triển khai hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với trên 20.000 tỷ đồng; 45/63 tỉnh đã rà soát xong và bắt đầu từ hôm nay sẽ tập trung hỗ trợ nhóm lao động tự do, lao động bị dừng hợp đồng. Dự kiến theo ước tính khoảng 7630 tỷ.47 tỉnh đã tạm dừng đóng bảo hiểm hưu trí, tử tuất cho 900 doanh nghiệp với 80.000 lao động và trên 300 tỷ đồng.

Đẩy mạn đào tạo lao động

Lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH cũng cho biết, với chủ trương và quyết sách của Chính phủ và nỗ lực vượt qua thách thức, đón thời cơ phục hồi kinh tế, hoạt động kinh doanh, sản xuất dịch vụ của chúng ta phục hồi thì số người mất việc hàng tháng sẽ quay về mức trung bình. Về dài hạn, khoảng 70.000 - 80.000 lao động ở các khu vực sẽ từng bước quay lại thị trường lao động.

“Đối với các doanh nghiệp cần tập trung ưu tiên hàng đầu là cấu trúc lại nguồn nhân lực đi đôi đổi mới công nghệ và chuỗi giá trị” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói và thông tin Tổ chức lao động quốc tế đã khuyến cáo để khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh thì yêu cầu “sống-còn” là phải đào tạo, đào tạo lại, nâng cao kỹ năng nghề cho lao động để tăng năng suất lao động.

Gói hỗ trợ an sinh 62.000 tỷ đồng là 'phao cứu sinh' trong lúc hàng triệu người lao động gặp khó khăn vì dịch bệnh toàn cầu Covid-19. Ảnh: Minh Phúc.

Gói hỗ trợ an sinh 62.000 tỷ đồng là “phao cứu sinh” trong lúc hàng triệu người lao động gặp khó khăn vì dịch bệnh toàn cầu Covid-19. Ảnh: Minh Phúc.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng lưu ý, nếu các doanh nghiệp cắt giảm hàng loạt lao động thì chi phí tuyển dụng, đào tạo lại sẽ rất lớn, hoặc doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt trầm trọng lao động khi hoạt động sản xuất quay trở lại.

Vì vậy, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ trình Thủ tướng ban hành chỉ thị về vấn đề này, đồng thời Bộ sẽ đề xuất và tham mưu với Chính phủ dành khoảng 3.000 - 5.000 tỷ đồng từ kết dư bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lực lượng lao động.

"Dự kiến sẽ có khoảng 1 triệu lao động được đào tạo và cấp chứng chỉ. Đây là vấn đề rất lớn, chúng tôi xin trình Thủ tướng", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Trước đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chính thức công bố đường dây nóng qua Tổng đài 111 tiếp nhận giải đáp những vấn đề vướng mắc khi thực hiện chính sách hỗ trợ các đối tượng trong Quyết định 15/2020/QĐ-TTg.

Các số điện thoại tiếp nhận phản ánh kiến nghị của người dân, bao gồm: 0913.049.567; 0977.976.686 và 0913.378.816. Người dân có thể gọi đến Tổng đài và các số điện thoại tiếp nhận phản ánh để được giải đáp thông tin liên quan đến việc triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.