| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng: Thu hút nguồn lực xã hội để gỡ khó cho kinh tế tập thể

Thứ Sáu 02/02/2024 , 09:52 (GMT+7)

Khu vực kinh tế tập thể đến nay chưa phát triển như mục tiêu, yêu cầu, tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng đóng góp vào GDP còn thấp, theo người đứng đầu Chính phủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2024. Ảnh: VGP.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2024. Ảnh: VGP.

Sáng 2/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Diễn đàn Kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2024. Với chủ đề: “Hoàn thiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo Nghị quyết số 20 -NQ/TW - Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn mới”, diễn đàn được kết nối trực tuyến tới 63 điểm cầu ở các tỉnh, thành phố.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng cho biết, tại Việt Nam, kinh tế tập thể, nòng cốt là HTX đã hình thành và phát triển gần 70 năm và có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhắc lại lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII, rằng kinh tế tập thể "là một thành phần kinh tế quan trọng cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân" và "Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị", Thủ tướng đánh giá, phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam.

"Khu vực kinh tế tập thể là một trong 4 thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam, gồm kinh tế Nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài", ông nói.

Thủ tướng: Khu vực kinh tế tập thể là một trong 4 thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam. Ảnh: VGP.

Thủ tướng: Khu vực kinh tế tập thể là một trong 4 thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam. Ảnh: VGP.

Theo người đứng đầu Chính phủ, các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động lấy lợi ích kinh tế là chính; đồng thời coi trọng lợi ích về chính trị, văn hóa, xã hội trên địa bàn. Trong đó đề cao lợi ích của thành viên, sự hợp tác, liên kết, trợ giúp lẫn nhau, hướng đến làm giàu cho từng thành viên và tập thể; đồng thời thực hiện các chính sách xã hội trên địa bàn.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cấp, các ngành, địa phương luôn quan tâm và ban hành, triển khai nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế tập thể, HTX.

Trên cơ sở đó, khu vực kinh tế tập thể cơ bản đã khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài. Các HTX đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi sang mô hình kiểu mới. Số lượng HTX, liên hiệp HTX thành lập mới tăng đáng kể, phát triển đa dạng hơn về ngành nghề, quy mô và trình độ; hỗ trợ tốt hơn cho các thành viên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Tính liên kết giữa các HTX và với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác bước đầu phát triển.

Dự kiến đến năm 2030, cả nước sẽ có khoảng 45.000 HTX, trong đó chiếm khoảng 2/3 là các HTX nông nghiệp.

Dự kiến đến năm 2030, cả nước sẽ có khoảng 45.000 HTX, trong đó chiếm khoảng 2/3 là các HTX nông nghiệp.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ rõ rằng, khu vực kinh tế tập thể của nước ta đến nay chưa phát triển như mục tiêu, yêu cầu. Tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tập thể vào GDP còn thấp.

Một số thành viên tham gia hoạt động của HTX còn mang tính hình thức, chưa thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ. Hiệu quả hoạt động HTX chưa cao, mô hình tổ chức lỏng lẻo, chưa phù hợp; trình độ cán bộ quản lý còn hạn chế.

Phần lớn HTX, tổ hợp tác có quy mô nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp, năng lực cạnh tranh không cao. Các hoạt động liên doanh, liên kết giữa các HTX và giữa HTX với các tổ chức kinh tế khác chưa phổ biến.

Như nhận định của Nghị quyết số 20-NQ/TW: “Chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho kinh tế tập thể tuy nhiều nhưng dàn trải, phân tán, chủ yếu là lồng ghép, thiếu tập trung, chưa thống nhất, thiếu nguồn lực hoặc không khả thi”, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tham dự Diễn đàn Kinh tế hợp tác, hợp tác xã 2024 tập trung phân tích thực trạng phát triển của khu vực kinh tế tập thể, HTX.

Ngoài ra, chỉ rõ các hạn chế, và phân tích các cơ hội, thách thức và nhu cầu hỗ trợ trong khu vực kinh tế tập thể, HTX thời gian tới; nêu một số kinh nghiệm quý, bài học hay trong nước, quốc tế.

"Tôi đề nghị các đại biểu hiến kế các giải pháp đột phá để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về thu hút nguồn lực xã hội; tăng cường liên kết giữa các thành viên tham gia kinh tế tập thể, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, giữa công và tư để khu vực kinh tế tập thể, HTX thay đổi cơ bản, mạnh mẽ phương thức sản xuất kinh doanh, đáp ứng đòi hỏi của tình hình phát triển mới", Thủ tướng nhấn mạnh.

Ở góc độ cơ quan quản lý, Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu sâu hơn nữa về những chính sách hỗ trợ cho khu vực kinh tế tập thể, HTX theo hướng đổi mới để thiết thực, hiệu quả hơn, có trọng tâm, trọng điểm.

Đặc biệt, các kế hoạch, chương trình phải phù hợp với cơ chế thị trường, tạo động lực để khu vực kinh tế tập thể, HTX bắt kịp, tiến cùng và vươn lên so với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế, nhất là về hạ tầng, công nghệ, vốn, thuế, đầu tư; thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số.

Xem thêm
Bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị khóa 13

Trung ương bầu bổ sung ông Lê Minh Hưng, Đỗ Văn Chiến, Nguyễn Trọng Nghĩa và bà Bùi Thị Minh Hoài vào Bộ Chính trị.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: 'Cần có các giải pháp tiếp cận thị trường nông sản tổng quan hơn'

Đây là ý kiến kết luận của Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Trưởng Ban Chỉ đạo chất lượng, ATTP và phát triển thị trường, tại phiên họp lần thứ nhất của ban.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bổ sung nguồn nước sông Hà Thanh, 'giải khát' cho hàng chục ngàn người dân

Sau gần 2 năm thi công, 3 đập dâng trên sông Hà Thanh (Bình Định) vừa hoàn thành, góp phần tạo nguồn phục vụ nước sinh hoạt cho hàng chục ngàn người dân.