| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng yêu cầu tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí

Thứ Tư 20/01/2021 , 10:56 (GMT+7)

Thủ tướng vừa có chỉ thị về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, trong đó yêu cầu đánh giá tình hình chấp hành pháp luật về kiểm soát bụi, khí thải.

Ô nhiễm không khí có chiều hướng gia tăng

Thời gian qua, ô nhiễm không khí tại nhiều địa phương trên toàn quốc vẫn có chiều hướng gia tăng cả về quy mô, mức độ, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khỏe cộng đồng.

Nguyên nhân chính do bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, hoạt động công nghiệp với lượng thải lớn, chưa được kiểm soát hiệu quả; diện tích cây xanh, mặt nước trong phát triển đô thị chưa đạt yêu cầu; việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật, chương trình, nhiệm vụ về kiểm soát ô nhiễm không khí chưa đồng bộ, hiệu quả.

Ô nhiễm không khí tại nhiều tỉnh, thành trong những ngày đầu năm 2021 ở mức báo động.

Ô nhiễm không khí tại nhiều tỉnh, thành trong những ngày đầu năm 2021 ở mức báo động.

Nhằm tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, giảm thiểu tác động bất lợi đến sức khỏe người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung đẩy mạnh thực hiện các chương trình, nhiệm vụ về quản lý chất lượng không khí theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 1/6/2016 phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

Đặc biệt, từ nay đến giữa năm 2021, cần thực hiện ngay việc rà soát, đánh giá tình hình chấp hành pháp luật về kiểm soát bụi, khí thải tại các cơ sở công nghiệp, hoạt động giao thông, xây dựng thuộc phạm vi quản lý, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét tạm đình chỉ, đình chỉ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TN-MT tổ chức đánh giá kết quả thực hiện quyết định số 985a/QĐ-TTg, đề xuất kế hoạch quản lý chất lượng không khí trong giai đoạn 2021 - 2025, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2021. Tăng cường quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng không khí bảo đảm hiệu quả, thực hiện kiểm soát chặt chẽ về chất lượng trong quan trắc môi trường không khí, công bố kết quả quan trắc và kịp thời cảnh báo ô nhiễm không khí cho cộng đồng.

Khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện việc đầu tư, tăng cường năng lực quan trắc chất lượng môi trường không khí phù hợp với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia, đảm bảo đến năm 2025 phải kiểm soát, cảnh báo, dự báo được diễn biến chất lượng không khí tại các đô thị, vùng miền trên phạm vi cả nước.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ TN-MT tập trung rà soát, hoàn chỉnh hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về môi trường đối với khí thải công nghiệp, khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam, chất lượng không khí xung quanh tiệm cận với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trên thế giới; rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam, hoàn thành trong quý IV năm 2021.

Bộ TN-MT chủ trì xây dựng, ban hành tiêu chí và chứng nhận nhãn sinh thái đối với các sản phẩm, phương tiện và dịch vụ giao thông vận tải thân thiện môi trường; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí, hoàn thiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện các quy định, chính sách pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí.

Hà Nội: Tìm cách hạn chế đốt rác tự phát và khai tử bếp than tổ ong

Trước đó, tại Thủ đô Hà Nội đã ghi nhận nhiều thời điểm chất lượng không khí ở mức xấu. Theo UBND Thành phố, ngoài các yếu tố thời tiết và địa hình bất lợi, sau kỳ nghỉ tết dương lịch, tình trạng rác thải ùn ứ, không được vận  thay đổi đơn vị thu gom vệ sinh môi trường trên địa bàn một số huyện vào cuối năm 2020 làm gia tăng tình trạng đốt rác thải sinh hoạt tự phát, gây ô nhiễm môi trường.

Việc đốt rơm rạ, các hoạt động xây dựng, lát đá vỉa hè và các hoạt động sản xâuts cuối năm tăng cường để cung ứng hàng hóa trong dịp Tết nguyên đán… là những nguyên nhân phát thải ô nhiễm nội tại trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Dự báo, trong khoảng thời gian từ nay đến tháng 3/2021 là khoảng thời gian  xuất hiện nhiều hình thái thời tiết khí tượng bất lợi gây suy giảm chất lượng không khí. Để cải thiện chỉ số chất lượng không khí AQI, Thành phố Hà Nội yêu cầu Sở TN-MT chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành liên quan xây dựng kịch bản chi tiết ứng phó, phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí, lồng ghép kế hoạch trung và dài hạn, ngắn hạn về bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn Hà Nội.

Đồng thời, phối hợp với Sở NN-PTNT tổ chức đánh giá tính hiệu quả các mô hình hạn chế đốt rơm, rạ đã thực hiện, nghiên cứu đề xuất mô hình ứng dụng tái sử dụng rơm rạ sau vụ mùa; đề xuất xây dựng chính sách hỗ trợ người ân sử dụng rơm rạ làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm hữu ích, thân thiện môi trường.

UBND thành phố Hà Nội cũng giao lực lượng công an tăng cường phối hợp các đơn vị chức năng kiểm tra, rà soát, xử lý các phương thiện giao thông xả khói đen; hết nguyên liệu sử dụng và các phương tiện gây ô nhiễm môi trường.

Các quận, huyện, thị xã cần tăng cường biện pháp quản lý nhà nước để loại bỏ 100% bếp than tổ ong trên địa bàn thành phố; bên cạnh đó, tăng cường trồng cây xanh, rừng, tái tạo rừng tự nhiên.

  • Tags:
Xem thêm
Vĩnh Phúc giảm 10 tổ chức Đảng, 1 Ban Đảng và 8 Sở...

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết sẽ sớm ban hành chính sách với những trường hợp 'hy sinh' vì lợi ích chung, thôi làm việc trong cơ quan hưởng lương từ ngân sách.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.