| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên - Huế: Đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp tết

Thứ Ba 14/01/2020 , 09:15 (GMT+7)

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), nhưng thị trường thịt lợn trong tỉnh vẫn đảm bảo đủ cung ứng dịp tết.

Giá thịt lợn ở Thừa Thiên - Huế đang có xu hướng giảm.

Theo Chi cục Thú y Thừa Thiên - Huế, tính đến ngày 20/11/2019, DTLCP đã xảy ra tại 696 thôn, 120 xã thuộc 9 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh có 26 xã có bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh lợn bệnh. Trước sự biến động của DTLCP khiến tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh giảm đáng kể.

Tuy nhiên, các trang trại lớn chăn nuôi theo hình thức khép kín chưa ảnh hưởng DTLCP thì tỷ lệ tái đàn rất nhanh. Đến nay, nhiều trang trại nuôi đến 2.500 lợn nái, có trang trại nuôi từ 8.000 - 10.000 lợn thịt. Tổng đàn lợn tại địa phương hiện khoảng 130.000 con, lợn nái sinh sản 18.000 con. Hiện nỗi lo của người dân là nguồn cung thịt lợn cho thị trường dịp tết.

Ông Phan Hùng Sơn, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên - Huế cho biết, thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên tình hình cung ứng, giá cả thịt lợn có xu hướng tăng. Mỗi ngày trên địa bàn tỉnh tiêu thụ từ 1.800 - 2.000 con lợn, từ 36 lò mổ, trong đó lợn địa phương đáp ứng hơn 70%, số còn lại được các đơn vị mua từ phía Nam.

Cũng theo ông Sơn, sau khi thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường nên giá thịt lợn ở địa phương này đã giảm từ 10.000 – 20.000 đ/kg. Hiện giá thịt lợn ở các chợ lớn từ 130.000 – 140.000 đ/kg, các chợ khác dao động từ 120.000 – 160.000 đ/kg.

“Qua nắm bắt, theo dõi tình hình giết mổ heo tại các cơ sở cho thấy khả năng tiêu thụ tương đương năm 2018, không có mức tăng đột biến. Bên cạnh đó, do tâm lý người dân đã chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm khác như thịt gia cầm, thịt bò… nên giá thịt lợn đã có xu hướng giảm. Giá thịt lợn hơi ở chợ đầu mối Phú Hậu từ 90.000 đ/kg giảm còn khoảng 80.000 đ/kg”, ông Sơn thông tin thêm.

Ông Trương Đình Vỹ, Trưởng ban Quản lý chợ Cống (TP. Huế) cho biết: “Chợ có 43 điểm kinh doanh thịt lợn được lấy từ các lò mổ ở địa phương, mỗi ngày tiêu thụ hơn 2,5 tấn thịt. Giá thịt lợn ở chợ Cống đang giảm dao động 160.000 đồng/kg xuống 120.000 đồng/kg, có thời điểm giảm xuống còn 110.000 đồng/kg”.

Cùng với việc giá thịt lợn đang có xu hướng giảm thì hiện nay nguồn cung ứng thịt lợn cho thị trường ở Thừa Thiên - Huế đã được đảm bảo, ổn định thông qua việc thực hiện tái đàn của các đơn vị chăn nuôi lớn và nguồn thịt nhập khẩu đạt chuẩn Châu Âu từ các hệ thống siêu thị.

Theo bà Võ Thị Thu Thủy, Giám đốc siêu thị BigC Huế, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt lợn cho người tiêu dùng, thời gian qua, siêu thị đã tiến hành thu mua thịt lợn trên địa bàn tỉnh cũng như tiến hành nhập khẩu từ Newzealand, Canada, Mỹ với số lượng lớn.

Cũng theo bà Thủy, thịt lợn được nhập khẩu theo tiêu chuẩn Châu Âu nên chất lượng được đảm bảo, giá bán rẻ hơn so với giá thịt lợn tươi ở địa phương. Hiện nguồn thịt lợn ở siêu thị Big C Huế có đủ khả năng cung ứng cho thị trường trong thời gian tới.

Cũng theo thông tin từ các đại diện đến từ hệ thống siêu thị Coopmart, Vinmart chi nhánh Thừa Thiên - Huế, cùng với việc thu mua ở địa phương thì các đơn vị này đang tiến hành nhập khẩu thịt lợn để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.

Ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho hay, thời gian qua các Sở, ban ngành, nhất là các siêu thị, ban quản lý chợ đã chủ động trong việc nắm bắt diễn biến, thực hiện các giải pháp để bình ổn thị trường thịt lợn ở địa phương. Đánh giá sơ bộ cho thấy, nguồn cung mặt hàng thịt lợn cho thị trường dịp tết sẽ không thiếu.

Ông Định cho hay, UBND tỉnh đã yêu cầu Sở NN-PTNT tiếp tục cân đối, theo dõi nhu cầu của người tiêu dùng trong thời gian tới để kịp thời chỉ đạo, triển khai các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Đồng thời, chỉ đạo Chi cục Thú y tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các chốt kiểm dịch; phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường để kiểm tra chất lượng thịt lợn, các sản phẩm từ thịt lợn cũng như việc công khai, niêm yết giá...

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm