| Hotline: 0983.970.780

Thúc đẩy hợp tác thương mại với châu Phi

Thứ Năm 26/06/2014 , 09:43 (GMT+7)

Năm 2013, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và châu Phi đạt 4,29 tỷ USD (tăng 22,4% so năm 2012). 

Sáng 25/6, tại TP.HCM, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã khai mạc “Diễn đàn thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các ngân hàng châu Phi và các nước ASEAN trong khối Pháp ngữ” nhằm giải quyết những tồn đọng, khó khăn của DN trong việc giao thương.

Tại diễn đàn, các nhà lãnh đạo các ngân hàng và DN cùng xem xét hiện trạng thương mại của các nước Trung Phi và Tây Phi nói tiếng Pháp với các nước ASEAN. Cùng xác định các yếu tố cản trở thương mại và đầu tư giữa các khu vực này để tìm cách khắc phục…

Hiện nay Việt Nam có trên 500.000 DN vừa và nhỏ (chiếm 97,5% DN đang hoạt động) với tổng số vốn đăng ký 121 tỷ USD. Theo đánh giá, các DN đông về số lượng nhưng yếu về năng lực và tài chính, phạm vi hoạt động hẹp.

Năm 2013, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và châu Phi đạt 4,29 tỷ USD (tăng 22,4% so năm 2012). Xuất khẩu đạt 2,88 tỷ USD, chiếm 2% tổng kim ngạch XK cả nước. Tuy nhiên, con số này chưa thực sự tương xứng với tiềm năng phát triển vốn có, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của các quốc gia cũng như của các ngân hàng, DN.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết, tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam sang châu Phi và ngược lại đều tăng ở mức 30- 40%/năm. Tuy nhiên, cản trở lớn nhất hiện nay đối với phát triển thương mại Việt Nam - châu Phi là khâu thanh toán. Các ngân hàng châu Phi chưa tiếp cận với phương thức thanh toán hiện đại, nên khi thực hiện thanh toán như hiện nay sẽ dễ gặp rủi ro.

Việt Nam hiện có quan hệ thương mại với trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch trên 155 tỷ USD, tăng bình quân gần 20%/năm trong suốt 20 năm qua. Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện đạt 192 tỷ USD với hơn 12.000 dự án.

Nếu thông qua các ngân hàng quốc tế thì chi phí cao. Trong nước thì các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng chưa mặn mà trong việc cung cấp vốn tín dụng cho các DN. Chính sách tín dụng của các NHTM còn xem nhẹ, thậm chí có nơi có lúc “bỏ trống” các đối tượng DN mới khởi nghiệp, DN công nghiệp phụ trợ… dẫn tới nhiều khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

 Bên cạnh đó, chi phí vận tải lớn, sự thiếu hụt thông tin và nỗ lực của các tổ chức xúc tiến thương mại giữa hai bên còn hạn chế đã ảnh hưởng tới sự phát triển thương mại giữa hai khu vực.

Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng cần hoàn thiện khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và chính phủ các nước châu Phi. Ủy ban liên Chính phủ cũng cần phải mở rộng hoạt động tại các nước châu Phi.

Ông Sylvere Bankimbaga, Phó Chủ tịch CLB các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng châu Phi cho biết, sáng kiến hợp tác thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam - châu Phi đã được xúc tiến từ 3 năm qua. Mới đây, việc cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông di động của Tập đoàn Viettel tại Cộng hòa Burundi là điển hình.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết, Chính phủ Việt Nam cam kết luôn tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động hợp tác phát triển với các nước châu Phi nói chung và các nước châu Phi nói tiếng Pháp nói riêng. Việt Nam cũng tạo môi trường thuận lợi cho các DN hai khối, khuyến khích các ngân hàng đi tới ký kết các thỏa thuận hợp tác để thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư.

Xem thêm
Hơn 500 kg lòng lợn hôi thối đang trên đường đi tiêu thụ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên phát hiện 520kg lòng lợn bốc mùi hôi thối sắp được bán lại cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và sản xuất lạp sườn.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

STP hỗ trợ ngư dân trả góp lồng nuôi thủy sản HDPE không cần thế chấp

Nhằm giúp ngư dân chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản HDPE, STP Group đưa ra 3 chương trình hỗ trợ thuận lợi để bà con tiếp cận công nghệ nuôi biển mới.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.