| Hotline: 0983.970.780

Thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản

Thứ Ba 05/03/2019 , 08:44 (GMT+7)

Ngày 5/3 tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp cùng Bộ Công thương, sự đồng hành của Nhóm Ngân hàng thế giới (World Bank Group) tổ chức Diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản Việt Nam năm 2019”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cắt băng khánh thành lô vải thiều Hải Dương XK sang Mỹ vụ vải 2018

Diễn đàn thu hút sự tham gia của đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, đại diện UBND, Sở NN-PTNT, Sở Công thương các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp, HTX tham gia phát triển sản xuất (SX) gắn với tiêu thụ nông sản; đại diện các hiệp hội ngành hàng; các cơ quan, tổ chức quốc tế tại Hà Nội và các cơ quan thông tấn báo chí.

Theo đánh giá của Bộ NN-PTNT, năm 2018 ngành nông nghiệp đã vượt qua các khó khăn, thách thức để hoàn thành các chỉ tiêu đề ra như: tốc độ tăng trưởng GDP đạt 3,76%, giá trị SX toàn ngành tăng 3,86% (trong đó nông nghiệp tăng 2,91%, lâm nghiệp tăng 6,09%, thủy sản tăng 6,5%), kim ngạch XK đạt mức kỷ lục 40,02 tỷ USD với thặng dư thương mại khoảng 8,72 tỷ USD. Mặc dù vậy, trong năm 2019, ngành nông nghiệp dự báo sẽ đối mặt với nhiều khó khăn thách thức trong SX và tiêu thụ nông sản. Một là nông nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn là SX nhỏ, phân tán nên chưa đáp ứng được yêu cầu về SX hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế. Hai là thách thức, nguy cơ từ tác động của biến đổi khí hậu, môi trường, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến SX trong nước và tình hình cung cầu nông sản.

Thứ ba, thị trường đầu ra cho nông sản vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế thế giới 2019 dự báo giảm và các nước trên thế giới đều quay lại tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nên các mặt hàng nông sản Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt trong XK. Bên cạnh đó, các nước NK nông sản lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đều gia tăng bảo hộ hàng hóa nông sản thông qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Mặt khác, xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc, những bất ổn xung quanh vấn đề Brexit, những bất ổn địa chính trị trên thế giới cũng ảnh hưởng tới việc XK các mặt hàng nông sản của Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, 2019 là năm có ý nghĩa quan trọng, bứt phá để hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2016 – 2020. Đồng thời, đây cũng là năm mà Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao các chỉ tiêu về phát triển ngành nông nghiệp đều cao hơn năm 2018 như: tốc độ tăng trưởng GDP trên 3,0%, giá trị SX trên 3,11%; kim ngạch XK đạt 43 tỷ USD. Để tạo điều kiện đạt được những chỉ tiêu quan trọng này, Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ NN-PTNT) đã đề xuất trong năm 2019, cần tập trung cho một số nhóm giải pháp nhằm khơi thông thị trường XK nông sản.

Một là đẩy mạnh việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, tiến tới hài hòa hóa với các quy định của các thị trường NK của khu vực và trên thế giới; tập trung xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu quốc gia, đồng thời phát triển và nhân rộng việc thực hiện cấp mã số vùng SX, truy xuất nguồn gốc nhằm tạo tiền đề vững chắc cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam đáp ứng khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập quốc tế. Hai là tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường chính ngạch cho các sản phẩm hoa quả tươi, rau, thủy sản sang các thị trường có yêu cầu chất lượng cao; duy trì và phát triển bền vững thị trường Trung Quốc, mở rộng thị trường nông sản sang những nền kinh tế có cơ cấu bổ sung với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Liên minh Châu Âu hay Trung Đông; lựa chọn và đưa các sản phẩm phù hợp vào các thị trường tiềm năng như: Nga, Trung Đông, Châu Phi, ASEAN...

Bên cạnh đó, đẩy mạnh khai thác có hiệu quả các thị trường XK, đặc biệt là các thị trường mà Việt Nam đã ký kết FTA, tăng cường công tác tuyên truyền và tổ chức triển khai tận dụng tốt các cam kết hội nhập quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, đặc biệt là các nước tham gia Hiệp định CPTPP để thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy mạnh mẽ XK nông sản. Đồng thời, tiếp tục đàm phán các hiệp định như Hiệp định FTA Việt Nam - Israel; Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP, Hiệp định FTA Việt Nam – EFTA.

Năm 2018, nhiều hoạt động xúc tiền thương mại nông sản đã được Bộ NN-PTNT và Chính phủ quan tâm đẩy mạnh

Nhóm giải pháp tiếp theo, đó là tăng cường các biện pháp tháo gỡ các rào cản kỹ thuật và rào cản thương mại của các nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa nông sản của Việt Nam thâm nhập vào thị trường các nước. Song song với đó, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa nông sản XK của Việt Nam để kịp thời chỉ đạo các giải pháp cụ thể, quyết liệt, có định hướng để tháo gỡ khó khăn...

Về nhóm giải pháp tổ chức SX trong nước, theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, toàn ngành cần tiếp tục quyết liệt triển khai mạnh mẽ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; phát triển cơ cấu SX theo 3 trục sản phẩm chủ lực (sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương gắn với chỉ dẫn địa lý).

Tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức SX, xây dựng các vùng nguyên liệu SX tập trung; đẩy mạnh liên kết phát triển tổ hợp tác, HTX; thu hút đầu tư doanh nghiệp tư nhân; xây dựng các mô hình theo chuỗi; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các chuổi siêu thị, cửa hàng tiện ích, các chợ… để thúc đẩy tiêu thụ trong nước. Đồng thời, tiếp tục nâng cao năng lực chế biến nông sản, bảo quản, đóng gói, bao bì, nhãn mác để nâng cao giá trị sản phẩm.

Song song với đó, ngành nông nghiệp phải thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KH-CN, triển khai các giải pháp tận dụng tối đa cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tiếp tục rà soát, bãi bỏ, cắt giảm thủ tục hành chính và các điều kiện kinh doanh; tiếp tục đàm phán để tháo gỡ rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật của các nước đối với hàng hóa nông sản của Việt Nam; thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp là thế mạnh của Việt Nam ra thị trường trong nước và thế giới.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm