| Hotline: 0983.970.780

Thuế suất giá trị gia tăng với phân bón sẽ 'cứu' các dự án DAP?

Thứ Sáu 06/11/2020 , 09:18 (GMT+7)

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết, Chính phủ đang trình Quốc hội nghị quyết về thuế suất giá trị gia tăng với phân bón.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết Chính phủ đang trình Quốc hội nghị quyết về thuế suất giá trị gia tăng với phân bón.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết Chính phủ đang trình Quốc hội nghị quyết về thuế suất giá trị gia tăng với phân bón.

Sáng nay (6/11), Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã trình bày báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.

Đối với lĩnh vực Công thương, Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang trình Quốc hội nghị quyết về thuế suất giá trị gia tăng đối với phân bón.

Đây là điểm để tháo gỡ cho việc giải quyết tình trạng khó khăn của các nhà máy phân đạm trong nước đang mất lợi thế cạnh tranh với phân đạm nước ngoài.

"Nếu giải quyết được thì có thể nhanh chóng đưa dự án DAP1 Hải Phòng và các dự án DAP khác trong dự án đang chậm tiến độ giải quyết ra khỏi danh sách này", Phó Thủ tướng nói.

Việc giải quyết một số dự án yếu kém đang tìm được đối tác đầu tư hoặc đang có nhà đầu tư quan tâm mua lại để tiếp tục đầu tư. Hiện đang thương thảo với các nhà đầu tư vào các nhà máy Sản xuất Xơ sợi Đình Vũ, nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 và nhà máy gang thép Việt - Trung (Lào Cai).

Cũng theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, về dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 do nhiều khó khăn vướng mắc vì sai phạm trong quá trình thực hiện trước đây, cho đến nay đã hoàn thành được khoảng 86% khối lượng.

"Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo giao nhiệm vụ cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp tục triển khai hoàn thành và đưa nhà máy hoạt động vào năm 2021 – 2022 đảm bảo chất lượng và an toàn", Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nói.

Đối với lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, báo cáo của Chính phủ ghi nhận: "Hệ thống cơ chế chính sách về nông nghiệp cơ bản đã được hoàn thiện, nhất là khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phát triển HTX, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông nghiệp; ưu đãi tín dụng, sắp xếp đổi mới phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp; bảo hiểm nông nghiệp".

Đặc biệt, đã thu hút nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhiều nhà máy chế biến lớn được xây dựng và đi vào hoạt động.

Việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đạt được nhiều kết quả quan trọng, vượt trước gần 2 năm so với kế hoạch Quốc hội giao. Diện mạo nông thôn và đời sống người dân được nâng lên.

Bên cạnh kết quả đạt được, quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp còn chậm, nhiều yếu tố thiếu bền vững, đầu tư cho nông nghiệp còn thấp so với nhu cầu. Việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông lâm nghiệp tại một số địa phương vẫn còn chậm.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Hỗ trợ Sơn La phục hồi hơn 15.000ha đất nông lâm nghiệp

Dự án RESTORE Sơn La,dự kiến hỗ trợ phục hồi 6.994ha đất trồng cây ăn quả và 8.239ha đất lâm nghiệp; trồng hơn 13 triệu cây đa mục đích.

Tình nguyện hiến đất làm kè chống sạt lở bờ sông

Hà Tĩnh Hơn 30 hộ dân ở huyện Hương Khê đã tình nguyện hiến hàng nghìn m2 đất làm dự án kè chống sạt lở bờ sông Ngàn Sâu, góp phần phòng chống thiên tai hiệu quả.