Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì báo chí chính thống và cả truyền thông mạng bị chi phối bởi những thông điệp úy lạo đất nước hãy đứng vững trước vận nghịch.
Cuộc chiến thương mại ngày càng lún sâu khiến người dân hoang mang. |
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), những lo ngại về tác động của cuộc chiến tranh thương mại cộng với giá lương thực đang leo thang trong nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người tiêu dùng. Điều này có thể gây ra sự suy giảm sâu hơn đà tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc.
Những quan ngại này có thể khiến tầng lớp trung lưu và thượng lưu phải nỗ lực hơn nữa để phòng thân, bằng cách mua vàng hoặc ngoại tệ đầu cơ hoặc dịch chuyển nguồn vốn của họ ra nước ngoài.
Đối với tầng lớp trung lưu ở đô thị, những người đã thụ hưởng quyền lợi từ sự bùng nổ kinh tế của đất nước trong vài thập kỷ vừa qua cũng đang trải qua những cảm giác không chắc chắn về tương lai của họ và rất không muốn nghe thấy những thông tin trên truyền thông về cuộc thương chiến.
“Hãy nói cho chúng tôi hiểu đúng về tác động của cuộc chiến tranh thương mại sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của những người dân bình thường như thế nào. Xin cảm ơn!”, Su Gengsheng, nữ nhà văn kiêm blogger nổi tiếng có hơn 300.000 người theo dõi trên mạng Weibo bày tỏ ý kiến ngay sau khi Mỹ tăng thuế trên 200 triệu USD đối với hàng hóa Trung Quốc.
Đây là dòng trạng thái hiếm hoi và bất ngờ của bà Su liên quan đến thời cuộc bởi lâu nay người ta thường biết đến cô nhờ các lời khuyên về mỹ phẩm và mẹo trang điểm. Tuy nhiên, câu cầu khiến về cuộc chiến thương mại của bà Su dường như đã chạm đúng “tâm can” dân chúng và ngay lập tức nó được cộng đồng mạng chia sẻ một cách chóng mặt.
Giá lương thực- thực phẩm tại quốc gia gần 1,4 tỷ người đang tăng mạnh. |
Theo giới quan sát, những tác động bất lợi của cuộc chiến thương mại đã bắt đầu được người dân cảm nhận và nhanh chóng loang ra trong toàn xã hội Trung Quốc. Điều này là hoàn toàn đúng đối với những người đang sở hữu những thứ để mất, như cổ phiếu và bất động sản, hay cơ hội cho con cái họ đi du học ở Mỹ ...
“Gần đây, tôi thường chat chít với các bạn cùng lứa và khách hàng sống và làm việc ở nước ngoài. Tôi thực sự cần biết thêm thông tin về những gì đang thực sự xảy ra trong cuộc chiến thương mại và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo”, một doanh nhân 40 tuổi giấu tên ở Quảng Châu tiết lộ với SCMP.
Vị doanh nhân này cho biết thêm, bây giờ tôi bắt đầu lo sợ về sự mất giá của đồng nhân dân tệ trong tương lai gần, và thậm chí là một tình huống khủng khiếp hơn phía trước nếu hai bên lâm vào một cuộc chiến toàn diện, không chỉ thương mại và công nghệ mà cả về tài chính và thị trường tiền tệ. Ước gì tất cả những nỗi lo sợ của tôi đều là không cần thiết!
Tôi nghĩ rằng sẽ có thể cần phải lập một kế hoạch dự phòng, như giữ một khoản ngoại tệ nhất định bằng đồng yên, đô Mỹ hoặc đô Úc tại nhà, để đề phòng trong trường hợp khẩn cấp. Và tôi thấy thực sự cần phải nhận thức được khả năng này vì gia đình của tôi.
Tập đoàn công nghệ Huawei ngày một lún sâu vào khủng hoảng của cuộc chiến. |
Tin tức mới nhất về nền kinh tế cũng như phản ứng của chính phủ đối với cuộc chiến thương mại đã gây lo ngại đối với dân chúng. Đây được coi là một cú đấm vào niềm tin của tầng lớp trung lưu Trung Quốc trước nguy cơ lạm phát và thất nghiệp ngày càng tăng. Nhất là khi giá thực phẩm đã tăng 6,1% trong tháng 4 do giá thịt lợn và trái cây leo thang, trong khi đồng nhân dân tệ đang trượt giá mạnh so với đồng USD.
Yan Chao, giám đốc điều hành 30 tuổi của một công ty quảng cáo, trụ sở tại Thượng Hải giãi bày: Công việc của tôi rất quan trọng đối với gia đình vì vợ tôi là một bà nội trợ và con gái thì mới 2 tuổi. Bố mẹ tôi là bác sĩ nghỉ hưu và vấn phải bao chúng tôi. Vợ tôi và tôi dự định sẽ sắm một chiếc xe hơi trả góp nhưng có lẽ tốt hơn là trì hoãn kế hoạch đó và chờ đến khi kinh tế vững hơn. |