| Hotline: 0983.970.780

Thương lái đặt cọc ‘sầu riêng non’ lại bẻ kèo

Thứ Sáu 12/04/2024 , 08:30 (GMT+7)

Cần Thơ Nhà vườn mong muốn tìm giải pháp quản lý chặt chẽ việc thương lái thu mua ‘sầu riêng non’ hoặc sử dụng những chiêu trò nhằm bẻ kèo khi giá cả biến động.

Từ nay đến cuối tháng 4 là giai đoạn cao điểm thu hoạch sầu riêng của nông dân huyện Phong Điền, TP Cần Thơ. Ảnh: Kim Anh.

Từ nay đến cuối tháng 4 là giai đoạn cao điểm thu hoạch sầu riêng của nông dân huyện Phong Điền, TP Cần Thơ. Ảnh: Kim Anh.

Còn nhớ, khoảng tháng 8/2023, thời điểm giá lúa gạo bắt đầu tăng cao, câu chuyện thương lái đặt cọc thu mua “lúa non” sau khi sạ khoảng từ 30 - 50 ngày thu hút sự quan tâm của dư luận. Và nay nhiều nhà vườn lại đang xôn xao về câu chuyện đặt cọc mua “sầu riêng non”.

“Sầu riêng non” là cách nói mà ông Huỳnh Văn Hoảnh, Giám đốc HTX Tân Thới 1 ở xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ sử dụng để chỉ ra “chiêu trò” của một số thương lái. Theo ông Hoảnh, thông thường sầu riêng trồng khoảng 80 - 90 ngày là đủ tuổi cắt. Trước thời điểm thu hoạch rộ tầm 7 - 10 ngày thương lái ở một số nơi sẽ đổ về xã để “ngắm” vườn sầu riêng và đưa ra mức giá cũng như cách thức đặt cọc và thu mua.

Tuy nhiên trong vụ sầu riêng năm 2024, khi trái phát triển được 50 - 60 ngày, đã có thương lái tìm đến chốt giá thu mua khá cao từ 185.000 - 210.000 đồng/kg và đặt tiền cọc từ 30 - 50 triệu đồng/ha. Một số nông dân trên địa bàn vì thấy lợi nhuận cao, đã đồng ý cuộc thương thảo này chỉ thông qua tờ giấy viết tay hoặc trao đổi miệng.

Tình trạng thương lái đặt cọc thu mua 'sầu riêng non' đã diễn ra cách đây vài năm và tiếp diễn đến nay. Giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhà vườn vẫn đóng vai trò quan trọng. Ảnh: Kim Anh.

Tình trạng thương lái đặt cọc thu mua “sầu riêng non” đã diễn ra cách đây vài năm và tiếp diễn đến nay. Giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhà vườn vẫn đóng vai trò quan trọng. Ảnh: Kim Anh.

Đến thời điểm thu hoạch, thương lái bắt đầu hạ giá dần, với nhiều lý do được đưa ra như sầu riêng con non, giá cả sụt giảm… Nếu bà con nông dân không đồng ý, thương lái sẽ bỏ luôn tiền đặt cọc hoặc vẫn thu mua vài trăm ký theo số tiền đã đặt cọc, còn lại sẽ bỏ.

“Thương lái dùng mọi chiêu trò để ép nông dân phải sụt giá. Ban đầu đặt cọc 185.000 đồng/kg rồi xin hạ xuống còn 160.000 đồng/kg, kỳ kèo qua lại chủ vườn cũng bớt. Sau khi cắt được khoảng 5 tấn, họ lại tiếp tục cho rằng giá sầu riêng đang sụt và yêu cầu nhà vườn giảm thêm 20.000 đồng/kg. Đến nay, trong vườn còn khoảng 5 tấn, giá xuống tới mức 90.000 đồng/kg mà họ vẫn chưa chịu cắt”, ông Hoảnh bức xúc cho biết.

Thực tế, tình trạng thương lái đặt cọc thu mua “sầu riêng non” đã diễn ra cách đây vài năm. Với số tiền đặt cọc vài chục triệu đồng như trên, thiệt hại nếu thương lái bỏ vườn không thu mua không lớn. Có lẽ chính vì vậy mà thực trạng này đến nay vẫn tiếp diễn, không chỉ riêng trên mặt hàng sầu riêng mà những sản phẩm giá trị cao nói chung.

Ông Huỳnh Văn Hoảnh, Giám đốc HTX Tân Thới 1, huyện Phong Điền mong muốn địa phương có giải pháp quản lý hiệu quả để ngăn chặn tình trạng thương lái bẻ kèo, bỏ cọc thu mua sầu riêng. Ảnh: Kim Anh.

Ông Huỳnh Văn Hoảnh, Giám đốc HTX Tân Thới 1, huyện Phong Điền mong muốn địa phương có giải pháp quản lý hiệu quả để ngăn chặn tình trạng thương lái bẻ kèo, bỏ cọc thu mua sầu riêng. Ảnh: Kim Anh.

Thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ, đến thời điểm này toàn thành phố có trên 4.800ha trồng sầu riêng, tập trung chủ yếu tại huyện Phong Điền với quy mô gần 3.300ha.

Theo ông Nguyễn Văn Lành, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thới, huyện Phong Điền, hiện nay hầu như chưa có quy định để quản lý việc thương lái vào địa bàn thu mua sầu riêng. Do đó việc quản lý của xã chủ yếu tập trung vào công tác tuyên truyền đến nông dân, mua bán phải đúng độ chín, tránh trường hợp nhận cọc khi sầu riêng còn quá non.

Bên cạnh đó, xã cũng khuyến khích nhà vườn cần thực hiện hợp đồng mua bán, có xác nhận của chính quyền địa phương, để có căn cứ pháp lý, bảo vệ quyền lợi cho bà con.

Đối với những đơn vị khi vào địa bàn xã thu mua số lượng lớn, phải đến UBND xã đăng ký một số thông tin cơ bản như giấy phép kinh doanh, mã số vùng trồng được xây dựng trên địa bàn, số lượng thu mua và dự kiến giá cả thu mua.

Giám đốc HTX Tân Thới 1 cho biết thêm, giá lên xuống bất thường, bà con không ngại thương lượng, nhưng phải trên tinh thần hài hòa, lợi nhuận hoặc rủi ro cùng chia đôi. Giả sử giá sầu riêng tăng 10.000 đồng/kg, thương lái tăng thêm cho nông dân 5.000 đồng/kg. Ngược lại, giá sụt nông dân cũng chấp nhận hạ giá 5.000 đồng/kg cho thương lái.

Ghi nhận tại xã Tân Thới, huyện Phong Điền, giá sầu riêng đang ở mức từ 92.000 - 100.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với năm trước. Ảnh: Kim Anh.

Ghi nhận tại xã Tân Thới, huyện Phong Điền, giá sầu riêng đang ở mức từ 92.000 - 100.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với năm trước. Ảnh: Kim Anh.

Hiện nay, giá sầu riêng trên địa bàn xã Tân Thới dao động từ 92.000 - 100.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 40.000 - 50.000 đồng/kg. Hình thức thu mua chủ yếu của thương lái là mua xô, dựa trên tỷ lệ trái tốt xấu sẽ có mức giá chênh lệch khác nhau.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 2] Nỗi lo các khu neo đậu tàu thuyền

Trong những năm qua, hệ thống cảng cá ở các tỉnh Duyên hải miền Trung dù đã được đầu tư nâng cấp, nhưng hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.