| Hotline: 0983.970.780

Thương lái mua nông sản 'không giống ai'

Thứ Tư 13/05/2015 , 06:15 (GMT+7)

Thời gian gần đây, ở ĐBSCL thương lái vào tận vườn mua hoa thanh long, cau non, lá mãng cầu… Mới đây nhất là mua cả cam sành non xắt mỏng phơi khô. Chẳng hiểu họ mua để làm gì.

Ông Nguyễn Văn Thanh, xã Hòa Ân (huyện Cầu Kè, Trà Vinh) cho biết: "Vườn cam sành 4.000m2 đang áp dụng kỹ thuật xử lý cho cây ra hoa vụ nghịch nên phải cắt bỏ hết trái non.

Trước đây, những trái non này hái bỏ, nhưng thời gian gần đây có thương lái thu mua nên tôi gom lại bán kiếm tiền mua phân bón. Vừa qua tôi hái bỏ trái non được hơn 100kg kiếm cũng được 2 triệu đồng.

Thấy thương lái thu mua cam non, bà con thắc mắc hỏi thì có người nói đem làm nhang muỗi, trần bì trong thuốc bắc, xuất sang Trung Quốc".

Sau khi nhận được thông tin nông dân trồng cam sành trên địa bàn huyện có bán cam non cho các thương lái thu gom, xắt mỏng phơi khô rồi xuất bán đi các nơi, Hội Nông dân xã đã đích thân tìm hiểu, việc làm này không ảnh hưởng gì đến năng suất cam, vì hầu hết là cam rụng, tỉa thưa trái để nuôi những trái đẹp, lớn hơn.

Trước đây những trái non cắt bỏ thường nhà vườn bỏ tại gốc, nay có thương lái mua thì bà con tận thu. Việc hái cam non bán với giá 2.000đ/kg thì không ai làm, vì thực tế giá cam sành trong vòng 1 tháng trở lại đây tăng kỷ lục, hơn 35.000đ/kg cam xô.

Ở Hậu Giang, ông Võ Châu Nhu, xã Phú Hữu (huyện Châu Thành, Hậu Giang) cho biết: Việc thương lái thu mua cam sành non đã xảy ra gần 1 tháng nay. Nhờ thương lái thu mua cam non nên việc tỉa thưa trái trên cây qua 2 đợt kiếm thêm 200.000đ.

Trên địa bàn xã Vĩnh Thới, Vĩnh Xuân (huyện Trà Ôn, Vĩnh Long) cũng đã có một số hộ treo bảng thu mua cam non, với giá 2.000đ/kg. Bà con cho biết, mua cam non sau đó mướn nhân công xắt mỏng với giá 500đ/kg, rồi phơi khô bán cho thương lái lớn ở TP HCM với giá 12.000đ/kg.

Mỗi ngày có hộ thu mua khoảng 2 tấn cam non từ các nhà vườn để cung ứng cho các đầu nậu. Tất cả số lượng cam non phơi khô được thương lái xuất sang thị trường Trung Quốc.

Ông Ôn Thanh Ngân, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) cho biết: Việc thương lái thu mua cam non phơi khô đang diễn ra trên địa bàn không ảnh hưởng gì đến quá trình sản xuất của nhà vườn. Lượng cam non đó chủ yếu là cam rụng và cam nông dân cắt bỏ để xử lý ra trái vụ nghịch nên không ảnh hưởng tới năng suất.

Công việc này giúp nông dân tận thu, tuy nhiên bà con cần thận trọng và hết sức bình tĩnh, cảnh giác với kiểu mua nông sản "không giống ai" đó.

Còn ở khu vực Tiền Giang, Long An, việc thương lái thu mua bông thanh long cũng đã xuất hiện. Ông Đinh Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Quơn Long (huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) cho biết: Hiện tại trên địa bàn xã, thương lái đang thuê hơn 1.000m2 đất của bà Nguyễn Thị Lên (ấp Long Hiệp, xã Quơn Long) làm điểm thu mua bông thanh long.


Thu hoạch bông thanh long bán cho thương lái

Nếu các thương lái đẩy giá thu mua lên cao và yêu cầu mua hết bông trên cây thì nhà vườn phải ngưng ngay và báo cho chính quyền địa phương vào cuộc ngăn chặn.
Bởi nếu nhà vườn hám lợi trước mắt, hái sạch bông thanh long để bán rồi sau đó thương lái bỏ chạy không tiếp tục thu mua nữa thì chắc chắn bà con mất mùa, thiệt hại lớn về kinh tế.

Người đứng ra thu mua có tên là Thiện (quê tỉnh Trà Vinh), còn người đứng tên thuê đất là Trần Thị Châu Giang (quê TP Cần Thơ). Tuy nhiên, đứng phía sau Thiện và Giang là người có tên A Sám (quê ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) và A Sám vẫn thường xuyên xuất hiện tại điểm thu mua này.

Tiếp xúc với chúng tôi, ông Thiện cho biết: "Chúng tôi thu mua bông thanh long với giá 2.000 - 2.500đ/kg, sau đó sẽ sấy khô rồi xuất bán sang Trung Quốc".

Theo ông giải thích thì bông thanh long sau khi đưa về Trung Quốc sẽ được dùng để pha trộn với một số loại trà uống cao cấp. Bởi hoa thanh long sau khi sấy có mùi thơm ngọt đặc trưng. Nhụy và nhị hoa pha vào nước uống có vị ngọt thanh, dễ uống.

Ngoài việc làm trà và nước giải khát, bông thanh long sau khi sấy cũng có thể làm dưa để hầm với thịt heo, hoặc dùng thay thế như một món rau, rất ưa chuộng tại Trung Quốc.

Ông Thiện cho biết thêm: "A Sám là người thu mua, còn có một người tên là A Thim sang đây để học cách trồng thanh long của người Việt, do ở Trung Quốc trồng thanh long phải thụ phấn mới kết trái, trong khi ở Việt Nam thì không cần phải thụ phấn".

Ông Thiện cũng khẳng định, nhóm của ông chỉ thu mua bông thanh long, không thu mua trái.

Ông Nguyễn Văn Tám, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) cho rằng: Việc cắt tỉa bớt bông thanh long là cách làm thường xuyên trong quá trình canh tác để giúp cây thanh long sinh trưởng, trái có chất lượng tốt. Vì vậy, trước mắt việc thu mua bông thanh long không ảnh hưởng gì đến năng suất.

Tuy nhiên, nhà vườn cũng cần hết sức cảnh giác trong việc mua bán bông thanh long của thương lái.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm