| Hotline: 0983.970.780

Thủy điện chặn dòng - nông dân khô cháy

Thứ Năm 12/04/2012 , 09:59 (GMT+7)

Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng khẳng định sông Đồng Nai cạn kiệt, ruộng đồng không có nước là do Nhà máy thủy điện Đồng Nai 4 tích nước...

Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng khẳng định sông Đồng Nai cạn kiệt, ruộng đồng không có nước là do Nhà máy thủy điện Đồng Nai 4 tích nước để phục vụ vận hành nhà máy, đã khiến cho hàng ngàn ha lúa ở ba huyện phía nam Lâm Đồng (Đạ Hoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên) – nơi được xem là vùng rốn lũ lâu nay trở nên khô cháy, tổng mức thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Dân vật lộn với hạn

Không tính đến các máy bơm nhỏ do người dân tự bơm để sản xuất thì trên địa bàn huyện Cát Tiên hiện có 4 trạm bơm lớn được xây dựng ở 4 xã để lấy nước từ sông Đồng Nai vào nội đồng phục vụ sản xuất, đó là Phước Cát 1, Phù Mỹ, Đức Phổ và trạm bơm Quảng Ngãi. Thế nhưng hiện nay cả 4 trạm bơm này đều bị “phơi vòi” do nước sông đã xuống dưới mực nước thiết kế tối thiểu hơn một mét. Theo số liệu của cơ quan chức năng, tại ba huyện nói trên, tính đến thời điểm này có hơn 4.000ha lúa và cây ăn quả thiếu nước tưới. Với diễn biến thời tiết hiện nay, con số này chắc chắn sẽ tăng lên trong những ngày tới.

Ông Hoàng Xuân Nghĩa, ở xã Nam Ninh, huyện Cát Tiên cho biết, 3 sào lúa của gia đình đã nhịn “khát” suốt hơn một tuần qua nhưng mãi hôm nay, khi ông cùng 5 hộ nữa hùn tiền lại mua 600m dây điện và thuê máy nổ mới bơm được nước vào đồng ruộng. Ngước mặt lên trời, ông Nghĩa ngao ngán: “Cứ nắng thế này biết ngày nào trời có mưa. Nhà nhà đua nhau hút nước cứu lúa rồi mãi con mương cũng cạn, lúc đó lúa không những khát mà còn chết cháy”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Thạch Cảnh Dân – Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Cát Tiên cho biết: “Hạn đã làm lúa đông xuân trên địa bàn huyện thiệt hại nặng, tại 2 xã Nam Ninh và Tiên Hoàng hiện nay có trên 10ha lúa đang trong thời kỳ trổ bông bị chết trắng, và 39ha còn lại đang được người dân tìm mọi cách cứu nhưng không khả thi. Hồ Bàu Trắng là nơi cung cấp nước chính cho 2 xã này cũng đã báo động đỏ. Nếu trời tiếp tục nắng thì trong vòng 1 tuần nữa hồ sạch nước.

Ngoài ra, còn một diện tích lớn lúa bị thiệt hại khắp nơi trong huyện chưa thể thống kê, nhưng chắc chắn là năng suất sẽ rất thấp. Theo dự báo của Phòng Nông nghiệp thì trong tổng số hơn 4.000ha lúa đông xuân của huyện sẽ có khoảng 1.500ha bị thiếu nước tưới một cách nghiêm trọng trong những ngày sắp đến.

Xem nhẹ quyền lợi người dân?

Ông Phan Công Ngôn – Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi Lâm Đồng - cho biết hiện nhiều khúc sông Đồng Nai, đoạn chảy qua địa phận tỉnh Lâm Đồng đã bị cạn trơ đáy do các nhà máy thủy điện chặn hết nguồn nước mà không chịu xả về phía hạ lưu.

Trước tình trạng trên, Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng vừa có văn bản yêu cầu Công ty cổ phần thủy điện Đồng Nai khẩn trương xả nước đảm bảo đủ lưu lượng, tổng lượng và mực nước để phục vụ sản xuất. Công ty cổ phần thủy điện Đồng Nai cũng đã có công văn chuyển cho huyện Cát Tiên là “Cố gắng chờ. Đến ngày 1/4 tới đây, nhà máy thủy điện Đồng Nai 4 vận hành tua bin thì sẽ có nước”. Tuy nhiên, nếu như Nhà máy thủy điện Đồng Nai cũng chỉ hứa suông như họ đã từng hứa với hàng trăm hộ dân ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đã vì lợi ích chung mà chấp nhận di dời, nhường đất cho dự án thế nhưng đến nay họ vẫn chưa nhận được tiền đền bù, giải tỏa hay tái định canh từ chủ đầu tư, khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh khó khăn và đối mặt với cái đói...

Hy vọng rằng chính quyền tỉnh Lâm Đồng sớm tìm ra giải pháp hữu hiệu để đem lại cho người dân niềm hy vọng mới – niềm hy vọng được sản xuất như lâu nay!

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm