| Hotline: 0983.970.780

'Tích hợp giữa đất, nước, con người và hệ sinh thái vùng ĐBSCL'

Thứ Tư 31/07/2024 , 21:44 (GMT+7)

Đó là trăn trở của Bộ trưởng Lê Minh Hoan sau khi lắng nghe đề án phòng chống sụt lún đất, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL.

Những năm qua, ĐBSCL phải đối mặt với nhiều thách thức như tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng; tác động từ các hoạt động khai thác, sử dụng nước của các quốc gia ở thượng nguồn Mekong dẫn đến nguy cơ thiếu nước ngọt cục bộ, đặc biệt là suy giảm mạnh phù sa về vùng; tình trạng sụt lún, hạ thấp nền đất…

Năm 2024, ảnh hưởng của xâm nhập mặn làm cho nhiều khu vực tại ĐBSCL xuất hiện các điểm lún đất và sạt lở, nhiều nơi thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp.

Sau khi lắng nghe nội dung tóm lược Đề án Phòng chống sụt lún đất, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2100 của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, các đại biểu cho rằng để thực hiện có hiệu quả đề án, tới đây các địa phương cần tiến hành rà soát, thống kê các hộ dân, các khu vực bị thiếu nước sinh hoạt và sản xuất để có biện pháp khắc phục; rà soát cụ thể, chi tiết hộ dân nào đang thiếu nước, vùng nào không thể cấp được nước để có phương án hỗ trợ. Nếu làm tốt công tác đó thì mục tiêu đến năm 2030 không còn hộ dân nào tại khu vực ĐBSCL thiếu nước sinh hoạt có thể thực hiện được.

Các đại biểu cho ý kiến về Đề án Phòng chống sụt lún đất, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2100 của Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam. Ảnh: Hùng Khang.

Các đại biểu cho ý kiến về Đề án Phòng chống sụt lún đất, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2100 của Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam. Ảnh: Hùng Khang.

Nguồn nước ngọt tại ĐBSCL trong tương lai sẽ ngày càng suy giảm về số lượng và chất lượng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự gia tăng sử dụng nước của các quốc gia thượng nguồn. Ðiều này làm tăng nguy cơ thiếu nước ngọt cho sinh hoạt vào mùa khô, đặc biệt là tình hình hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn vào sâu tại các cửa sông ở các tỉnh: Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Long An và Trà Vinh.

Con số thống kê có hơn 73 ngàn hộ dân tại khu vực này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, chủ yếu tập trung ở các tỉnh ven biển như Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau. Dự báo tình trạng thiếu nước còn gia tăng trong những năm tiếp theo. Việc nước mặn xâm nhập cũng đang là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu nước ngọt.

Cống đập Ba Lai là một trong 9 hạng mục của dự án ngọt hóa Bắc Bến Tre, và là một trong những công trình thủy lợi lớn nhất ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh - Hùng Khang.

Cống đập Ba Lai là một trong 9 hạng mục của dự án ngọt hóa Bắc Bến Tre, và là một trong những công trình thủy lợi lớn nhất ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh - Hùng Khang.

"Trong tổng số 13 triệu dân ở nông thôn vùng ĐBSCL có khoảng 8 triệu người sử dụng nước từ công trình cấp nước tập trung, 5 triệu người sử dụng nước quy mô hộ gia đình từ giếng khoan, dụng cụ trữ nước mưa, từ kênh, rạch, ao, hồ. Do đó đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân là nhiệm vụ cần được quan tâm giải quyết trong thời gian tới", ông Nguyễn Tất Đại, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ NN-PTNT nhấn mạnh.

Tại buổi làm việc, các đại biểu tập trung đánh giá tình hình, phân tích nguyên nhân; đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cả trước mắt và lâu dài để khắc phục, phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển vùng ĐBSCL, bảo vệ tính mạng, tài sản, sinh kế của người dân, các công trình, cơ sở kỹ thuật của Nhà nước, thúc đẩy phát triển bền vững ĐBSCL nhanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ông Đoàn Hoài Nam, Phó Cục trưởng Cục Lâm Nghiệp, Bộ NN-PTNT phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hùng Khang.

Ông Đoàn Hoài Nam, Phó Cục trưởng Cục Lâm Nghiệp, Bộ NN-PTNT phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hùng Khang.

Nói về các giải pháp trước mắt, ông Đoàn Hoài Nam, Phó Cục trưởng Cục Lâm Nghiệp, Bộ NN-PTNT đưa dẫn chứng từ dự án trồng rừng ngập mặn tại hai tỉnh Thái Bình và Nam Định thời gian qua đã phát huy tính hiệu quả của rừng trong việc lấn biển, bảo vệ đê.

Rừng ngập mặn giúp bảo vệ các khu vực ven biển vững chắc hơn bất cứ công trình bê tông nào trước sức tàn phá của nước mặn và sóng biển; giúp giảm thiểu tới 50% năng lượng tác động của sóng biển, ngăn ngừa nước biển dâng cao, góp phần quan trọng bảo vệ dân cư cũng như hạ tầng cơ sở ven biển.

Do đó Đề án Phòng chống sụt lún đất, sạt lở, xâm nhập mặt tại ĐBSCL cần phải tính toán kỹ, tìm hiểu các dự án trồng rừng ngập mặn đã thành công tại một số địa phương.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan yêu cầu trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Đề án, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam cần phải tư duy tích hợp trong xây dựng hệ thống thủy lợi.

Xem thêm
Nông nghiệp - PTNT năm 2024: Vượt gian khó lập kỳ tích

14h00 hôm nay (27/12), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo Nông nghiệp Việt Nam xin điểm lại một số dấu ấn nổi bật của ngành trong năm 2024.

Phú Yên mong được hỗ trợ trong các dự án phát triển thủy sản bền vững

Dự án Khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao tại thị xã Sông Cầu và nâng cấp cảng cá Đông Tác là bước tiến giúp Phú Yên phát triển thủy sản bền vững.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.