Cần tư duy tích hợp trong xây dựng hệ thống thủy lợi tại ĐBSCL. Trao kỷ niệm chương vì sự nghiệp NN-PTNT cho quản lý cấp cao KfW. Trồng tre lấy măng thu hơn 600 triệu đồng/ha. Chàng trai vùng biên làm giàu nhờ mô hình độc, lạ.
Chiều nay (31/7), Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT đã cùng lắng nghe Đề án phòng chống sụt lún đất, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2010 của Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam.
Về các giải pháp trước mắt, Phó Cục trưởng Cục Lâm Nghiệp - Đoàn Hoài Nam lấy dẫn chứng từ dự án trồng rừng ngập mặn tại 2 tỉnh Thái Bình và Nam Định thời gian qua đã cho thấy tính hiệu quả trong việc lấn biển, bảo vệ đê. Do đó, đề án phóng chống sụt lún đất, sạt lở, xâm nhập mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long cần tính toán, tìm hiểu các dự án trồng rừng ngập mặn đã thành công tại một số địa phương.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đồng tình về việc phải rà soát chính xác các hộ dân, các vùng thiếu nước sinh hoạt, để đến năm 2030 không còn tình trạng người dân thiếu nước sinh hoạt.
Sau khi lắng nghe ý kiến các đại biểu, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng để đề án phát huy được tính hiệu quả thì các đơn vị cũng như địa phương cần phải có tư duy tích hợp. Từ đó, xây dựng hệ thống thủy lợi phù hợp cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Trao kỉ niệm chương vì sự nghiệp NN-PTNT cho quản lý cấp cao KfW
Thảo Phương - Sx
Chiều 31/7, Bộ NN-PTNT tổ chức lễ trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn" cho bà Anette Haller (An-nét-Ha-lơ), quản lý cấp cao của KfW, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Đức tại Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị khẳng định, từ 1995 trở lại đây, KfW đã hợp tác chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và PTNT, tham gia tài trợ và hợp tác hơn 10 dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý rừng bền vững, quản lý vùng biển thích ứng biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai tại Việt Nam … Quy mô tài trợ lên đến hơn 100 triệu EURO. Có được thành công đó là nhờ sự đóng góp rất lớn của Bà Anette Haller (An-net-Ha-lơ). Thứ trưởng mong muốn, khi trở về quê nhà, bà Anette Haller sẽ tiếp tục quan tâm và ủng hộ cho ngành Lâm nghiệp nói riêng và ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung.
Trồng tre lấy măng thu hơn 600 triệu đồng/ha
Tâm Phùng- Tâm Đức – Sx
Cách đây khoảng 3 năm, chị Lê Thị Lan Hương, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, chuyển đổi gần 2 ha cây cao su sang trồng tre lấy măng Lục trúc. Vườn măng sau gần 2 năm đã cho hoạch và hiện đang vào chính vụ.
Mỗi ha đất trồng được 1.000 gốc măng, trung bình mỗi gốc cho thu hoạch từ 15-30 kg măng tươi. Măng được thu hoạch trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 8, mỗi ha cho thu nhập khoảng 600 triệu đồng. Măng tươi đang được bán với giá 60.000 đồng/kg. Đến nay, chị Lê Thị Lan Hương đã thành lập doanh nghiệp và đang thực hiện dự án trồng tre lấy măng trên diện tích rộng khoảng 25 ha.
Chàng trai vùng biên làm giàu nhờ mô hình độc, lạ
Quốc Toản – Sx
Vườn đu đủ của anh Vi Văn Quang, 28 tuổi, ở khu phố Tén Tằn, thị trấn Mường Lát, huyện vùng biên Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đang trở thành điểm "hút" khách thời gian gần đây. Trên diện tích hơn 1000m2, anh Quang trồng khoảng 300 gốc đu đủ và làm 6 nhà chòi để phục vụ khách ăn uống và trải nghiệm vườn cây đu đủ. Tại đây, du khách đượic thưởng thức các món ăn đặc trưng của miền Tây xứ Thanh và nước bạn Lào như, trâu gác bếp, măng luộc, canh đắng, gỏi đu đủ, bia Lào,… Có thời điểm, anh Quang đón 100 lượt khách/ngày. Tháng cao điểm thu được trên 30 triệu đồng từ việc bán đồ ăn cho khách.
Với cách làm sáng tạo, anh Quang đang trở thành tấm gương điển hình cho việc dám nghĩ, dám làm vươn lên làm giàu từ chính mảnh đất quê hương Mường Lát.
TIN CHƯA SỬ DỤNG
Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 34 tỷ USD
Khai thác
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng đạt hơn 34 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản đạt gần 9,5 tỷ USD, tăng 60%.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, nhờ hầu hết giá trị xuất khẩu các nhóm hàng đều tăng, đóng góp chung vào kết quả 7 tháng. Giá xuất khẩu bình quân nhiều mặt hàng tiếp tục có sự tăng trưởng tốt như: gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, chè. Về thị trường xuất khẩu, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường lớn nhất của nông lâm thủy sản Việt Nam.
Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp sẽ tiếp tục xử lý các vấn đề thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông lâm thủy sản; điển hình là triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản sang các thị trường: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU. Các đơn vị chức năng đang tích cực mở cửa các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng như: các nước Hồi giáo, Trung Đông, châu Phi...